I. Ước và bội
- Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.
- Kí hiệu: Ư(a) là tập hợp các ước của a và B(b) là tập hợp các bội của b.
- Với a là số tự nhiên khác 0 thì:
+ a là ước của a
+ a là bội của a
+ 0 là bội của a
+ 1 là ước của a
II. Cách tìm ước
Ta có thể tìm các ước của a(a>1) bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của a.
III. Cách tìm bội
Ta có thể tìm các bội của một số tự nhiên a khác 0 bằng cách nhân số đó lần lượt với 0,1,2,3,...
Chú ý:
Bội của a có dạng tổng quát là a.k với k∈N. Ta có thể viết:
B(a)={a.k|k∈N}
CÁC DẠNG TOÁN VỀ ƯỚC VÀ BỘI
I. Viết tất cả các số là ước của một số cho trước và thỏa mãn điều kiện cho trước
Phương pháp:
Tìm trong các số thỏa mãn điều kiện cho trước những số là ước của số đã cho.
II. Viết tất cả các số là bội của một số cho trước và thỏa mãn điều kiện cho trước
Phương pháp:
Tìm trong các số thỏa mãn điều kiện cho trước những số là bội của số đã cho.
III. Bài toán đưa về việc tìm ước hoặc bội của một số cho trước
Phương pháp:
+ Phân tích đề bài chuyển bài toán về việc tìm ước hoặc bội của một số cho trước.
+ Áp dụng cách tìm ước hoặc bội của một số cho trước.
0 Comments:
Đăng nhận xét