Hỏi - đáp về một món bánh thường có vào dịp Tết ở quê em hoặc nơi em ở dựa
vào gợi ý:
TênĐặc điểmÝ
nghĩa?
Bánh chưng có hình vuông, được gói bằng lá dong tượng trưng cho đất, nhân đỗ và thịt tượng trưng cho vạn vật trên mặt đất.
Khám phá và luyện tập
Đọc
Bài đọc:Sự tích bánh chưng, bánh giầy
(SGK Tiếng Việt 4 tập 2
chân trời bài 1)
Sự tích bánh chưng, bánh giầy
Sau khi dẹp được giặc Ân, Hùng Vương thứ sáu có ý định truyền ngôi cho con.
Nhân dịp đầu xuân, vua cho họp các hoàng tử lại và bảo:
- Trong các con, ai tìm được món ăn ngon nhất, có ý nghĩa nhất để dâng cúng Trời Đất, tổ tiên, thì ta sẽ truyền ngôi cho.
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha. Riêng người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu, vì mẹ mất sớm, không có người chỉ dạy nên rất lo lắng, không biết chọn món gì.
Một hôm, Lang Liêu nằm mơ gặp được một vị thần. Thần nói với chàng:
- Trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Rồi lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình cha mẹ sinh thành.”
Tỉnh dậy, Lang Liêu vô cùng mừng rỡ. Chàng chọn gạo nếp thật ngon làm bánh vuông để tượng hình Đất, lấy lá xanh bọc ở ngoài và đặt nhân ở trong ruột bánh. Sau đó, chàng đem nấu chin và đặt tên là bánh chưng. Chàng lại giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầỵ
Đến ngày hẹn, các hoàng tử nô nức đem món ăn ngon đến. Riêng Lang Liêu chỉ có bánh giầy và bánh chưng. Sau khi đi một vòng, vua cha dừng lại rất lâu trước mâm bánh của Lang Liêu, nghe chàng kể lại chuyện thần báo mộng và giải thích ý nghĩa của hai món bánh. Vua nếm thử, thấy bánh ngon, lại có ý nghĩa nên quyết định truyền ngôi lại cho Lang Liêu.
Kể từ đó, mỗi khi đến tết Nguyên Đán, người dân đều làm bánh chưng và bánh giầy để dâng cúng Trời Đất, tổ tiên.
Theo Kho tàng truyện dân gian Việt Nam
Câu hỏi 1: Hùng Vương thứ sáu làm cách nào để chọn
người nối ngôi
Đặt điều kiện ai tìm được món ăn ngon nhất, có ý nghĩa nhất để dâng cũng trời đất, tổ tiên thì sẽ truyền ngôi cho.
Câu hỏi 2: Theo em, vì sao các hoàng tử đua nhau tìm
kiếm của ngon vật lạ dâng lên vua cha?
Vì họ cho rằng chỉ có những thứ hiếm, đắt giá mới xứng đáng là món ngon.
Câu hỏi 3: Kể lại giấc mơ và những việc Lang Liêu đã
làm sau khi tỉnh dậy.
Lang Liêu mơ thấy một vị thần đã chỉ điểm cho anh rằng trong trời đất không có thứ gì quý hơn gạo và chỉ cho anh cách làm bánh. Tỉnh dậy, anh làm theo đúng những gì mà vị thần kia đã chỉ, đặt tên cho món bánh vuông là bánh chưng, bánh tròn là bánh giầy.
Câu hỏi 4:Vì sao vua quyết định truyền ngôi cho Lang
Liêu
Vì ông nếm thử thấy bánh rất ngon, đồng thời cũng đồng tình với ý nghĩa của hai loại bánh.
Câu hỏi 5:Truyện nhằm giải thích điều gì?
Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
Truyện cũng ca ngợi thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với việc khen ngợi và đề cao trí thông minh cũng như lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
Luyện từ và câu
Câu hỏi 1:Xác định vị ngữ trong mỗi câu sau và nêu
tác dụng của mỗi vị ngữ:
a. Chim sâu là bạn của bà con nông dân.
b. Giọt sương long lanh trên phiến lá.
c. Giờ ra chơi, chúng em chơi trò chơi Mèo đuổi
chuột.
d. Những chùm thảo quả đã chín đỏ thẫm.
a. là bạn của bà con nông dân: Trả lời cho câu hỏi chim sâuLà gì?
b. long lanh trên phiến đá: Trả lời cho câu hỏi giọt sương Thế nào?
c. chơi trò chơi Mèo đuổi chuột: Trả lời cho câu hỏi chúng em Làm gì?
d. đã chín đỏ thẫm: Trả lời cho câu hỏi những chùm thảo quả Thế nào?
Câu hỏi 2:Tìm vị ngữ phù hợp thay cho ... trong mỗi
dòng sau để tạo thành câu:
a. Hồ Gươm...
b. Những cây liễu...
c. Đàn chim gáy...
d. Những tia nắng sớm...
a. Hồ Gươm là một trong những địa danh nổi tiếng ở Hà Nội.
b. Những cây liễu chủ yếu mọc ở bờ nước.
c. Đàn chim gáy líu lo.
d. Những tia nắng sớm chiếu xuống mặt đất.
Câu hỏi 3:Đặt câu
a. Có vị ngữ dùng để giới thiệu.
b. Có vị ngữ dùng để nêu hoạt động.
c. Có vị ngữ dùng để nêu tình cảm, cảm xúc.
a. Tôi là học sinh lớp 4.
b. Tôi đang làm bài tập tiếng Việt.
c. Tôi rất vui.
Viết
Đề bài:Viết bài văn tả một cây hoa em thích.
Câu hỏi 1: Dựa vào bài tập 2 trang 40 (Tiếng Việt 4,
tập hai), lập dàn ý cho bài văn tả một cây hoa.
I. Mở bài: Giới thiệu hoa sen
Ví dụ: Trong tất cả các loài hoa em thích nhất là hoa sen bởi hoa sen có một ý nghĩa quan trọng và là một loài hoa tượng trưng cho dân tộc Việt Nam.
II. Thân bài: Tả hoa sen
Tả bao quát hoa sen
Hoa sen to bằng một bàn tay
Hoa sen có nhiều cánh
Hoa sen rất đẹp
Tả chi tiết hoa sen
a. Tả cánh sen
Cánh hoa sen rất mỏng
Cánh hoa có nhiều gân
Cánh hoa sen màu hồng, nhưng có nhiều hoa sen màu trắng, tím, đỏ,…
Cánh hoa sen có hình giọt nước
Cánh hoa sen thường chụp lại với nhau
b. Tả đài hoa sen
Đài hoa sen nằm ở dưới cánh hoa
Đài hoa sen màu xanh
Đài hoa sen giúp các cánh hoa sen cố định với nhau
c. Nhị hoa sen
Nhị hoa sen màu vàng
Nhị hoa sen là một phần chưa hạt sen
Nhị hoa sen được cánh hoa sen bao học
d. Hoa sen với con người:
Hoa sen rất có ý nghĩa
Hoa sen rất hữu ích: hạt sen có thể chế biến để ăn, củ sen để nấu chè,….
III. Kết bài: Nêu cảm nhận của em về hoa sen.
Câu hỏi 2: Chia sẻ trong nhóm, thêm vào dàn ý đã lập:
Từ ngữ gợi tảHình ảnh so sánhHình ảnh nhân hóa?
Nhân hóa: Hoa sen thanh cao, trong trẻo, sống gần bùn nhưng chẳng hôi tanh.
Vận dụng
Câu hỏi 1:Thi kể một số loại bánh
a. Tên được đặt dựa vào cánh chế biến.
b. Tên được đặt dựa vào hình dáng.
c. Tên được đặt dựa vào nguyên liệu làm bánh.
a. Bánh rán.
b. Bánh tai.
c. Bánh gai.
Câu hỏi 2:Nói 1 - 2 câu về loại bánh mà em thích.
Bánh gai được làm từ lá gai. Bánh có hình vuông, được gói trong lá chuối, màu đen như tro.
0 Comments:
Đăng nhận xét