Câu 1: Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số thì:
- Ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai, giữ nguyên mẫu số
- Ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai, trừ mẫu số của phân số thứ nhất cho mẫu số của phân số thứ hai
- Ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai, cộng hai mẫu số với nhau.
- Ta nhân tử số của phân số thứ nhất với tử số của phân số thứ hai, giữ nguyên mẫu số
Muốn trừ hai phân số có cùng mẫu số, ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai và giữ nguyên mẫu số.
Chú ý
Học sinh có thể nhớ nhầm quy tắc là ta trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai, trừ mẫu số của phân số thứ nhất cho mẫu số của phân số thứ nên có thể chọn đáp án sai là B
Câu 2: Hoa nói rằng “Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi trừ hai phân số đó”. Theo em, Hoa nói đúng hay sai?
- ĐÚNG
- SAI
Muốn trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số, rồi trừ hai phân số đó.
Vậy Hoa nói đúng.
Câu 3: Tính $\frac{5}{7}$- $\frac{2}{5}$
- $\frac{3}{2}$
- $\frac{11}{35}$
- $\frac{3}{7}$
- $\frac{3}{35}$
Ta có: $\frac{5}{7}$-$\frac{2}{5}$ = $\frac{25}{35}$ - $\frac{14}{35}$ = $\frac{11}{35}$.
Vậy đáp án đúng là $\frac{11}{35}$
Chú ý
Học sinh có thể làm sai khi trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai, trừ mẫu số của phân số thứ nhất cho mẫu số của phân số thứ hai, từ đó chọn đáp án sai là A.
Câu 4: Tính $\frac{17}{18}$ - $\frac{5}{6}$
- $\frac{1}{9}$
- $\frac{5}{19}$
- $\frac{1}{19}$
- $\frac{1}{5}$
Ta có: $\frac{17}{18}$ - $\frac{5}{6}$ = $\frac{17}{18}$ - $\frac{15}{18}$ = $\frac{2}{18}$ = $\frac{1}{19}$
Vậy đáp án đúng là $\frac{1}{19}$
Chú ý
Học sinh có thể làm sai khi trừ tử số của phân số thứ nhất cho tử số của phân số thứ hai, trừ mẫu số của phân số thứ nhất cho mẫu số của phân số thứ hai, sau đó rút gọn phân số thu được, từ đó chọn đáp án sai là D.
Câu 5: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
$\frac{16}{20}$ - $\frac{3}{18}$ = $\frac{...}{...}$
- $\frac{19}{30}$
- $\frac{16}{30}$
- $\frac{17}{30}$
- $\frac{18}{30}$
Ta có $\frac{16}{20}$ - $\frac{3}{18}$ = $\frac{4}{5}$ - $\frac{1 }{6}$ = $\frac{24}{30}$ - $\frac{5}{30}$ = $\frac{19}{30}$
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trên xuống dưới là 19;30.
Câu 6: Tính: 8 - $\frac{3}{7}$
- $\frac{4}{7}$
- $\frac{53}{7}$
- $\frac{11}{7}$
- $\frac{59}{7}$
Ta có 8 - $\frac{3}{7}$ = $\frac{8}{1}$ = $\frac{3}{7}$ = $\frac{56 }{7}$ - $\frac{3}{7}$ = $\frac{53}{7}$
Hoặc at có thể rút gọn như sau:8 - $\frac{3}{7}$ = $\frac{56 }{7}$ - $\frac{3}{7}$ = $\frac{53}{7}$
Vậy đáp án đúng là $\frac{53}{7}$
Câu 7: Tìm x, biết x + $\frac{3}{7}$ = $\frac{15}{28}$
- $\frac{27}{28}$
- $\frac{18}{35}$
- $\frac{3}{28}$
- $\frac{4}{7}$
x + $\frac{3}{7}$ = $\frac{15}{28}$
x = $\frac{15}{28}$ - $\frac{3}{7}$
x = $\frac{15}{28}$ - $\frac{12}{28}$
x = $\frac{3}{28}$
Chú ý
Học sinh có thể làm sai khi tính
x = $\frac{15}{28}$ - $\frac{3}{7}$ = $\frac{12}{21}$ = $\frac{4}{7}$; từ đó chọn đáp án sai là A
hoặc tính x = $\frac{15}{28}$ + $\frac{3}{7}$=$\frac{18}{35}$; từ đó chọn đáp sai là D
hoặc x = $\frac{15}{28}$ + $\frac{3}{7}$=$\frac{15}{28}$ + $\frac{12}{28}$ = $\frac{27}{28}$; từ đó chọn đáp sai là C
Câu 8: Tính giá trị biểu thức:
- $\frac{23}{20}$
- $\frac{19}{20}$
- $\frac{18}{20}$
- $\frac{17}{20}$
Ta có:
$\frac{9}{10}$-($\frac{2}{5}$ + $\frac{1}{10}$) + $\frac{9}{20}$
= $\frac{9}{10}$-($\frac{4}{10}$ + $\frac{1}{10}$) + $\frac{9}{20}$
= $\frac{9}{10}$ - $\frac{5}{10}$ + $\frac{9}{20}$
= $\frac{4}{10}$ + $\frac{9}{20}$
= $\frac{8}{20}$ + $\frac{9}{20}$
= $\frac{17}{20}$
Vậy đáp án là $\frac{17}{20}$
Câu 9: Điền dấu ( > ; < ; = ) thích hợp vào ô trống:
$\frac{5}{6}$ - $\frac{1}{3}$ $\frac{7}{2}$ - 3
- >
- =
- <
$\frac{5}{6}$ - $\frac{1}{3}$ = $\frac{5}{6}$ - $\frac{2}{5}$ = $\frac{3}{6}$ = $\frac{1}{2}$;
$\frac{7}{2}$ - 3 = $\frac{7}{2}$ - $\frac{6}{2}$ = $\frac{1}{2}$
Mà $\frac{1}{2}$ =$\frac{1}{2}$
Do đó $\frac{5}{6}$ - $\frac{1}{3}$= $\frac{7}{2}$ - 3.
Vậy dấu thích hợp điền vào ô trống là dấu =
Câu 10: Một quầy lương thực buổi sáng bán được $\frac{2}{7}$ tổng số gạo, buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng $\frac{1}{5}$ tổng số gạo. Hỏi số gạo còn lại chiếm bao nhiêu phần số gạo của quầy lương thực đó?
- $\frac{6}{35}$
- $\frac{10}{35}$
- $\frac{12}{35}$
- $\frac{8}{35}$
Trong buồi chiều, quầy lương thực đó đâ bán được số gạo là: $\frac{2}{7}$ + $\frac{1}{5}$ = $\frac{17}{35}$ (tổngsố gạo) Trong buổi sáng và buồi chiều, quầy lương thực đó đã bán được số gạo là: $\frac{2}{7}$ + $\frac{17}{35}$ = $\frac{27}{35}$ (tổng số gạo) Số gạo còn lại cùa quầy lương thực đó là: 1 - $\frac{27}{35}$ = $\frac{8}{35}$ (tổng số gạo) Đáp số: $\frac{8}{35}$ (tổng số gạo)
Câu 11: Thực hiện tính:
$\frac{19}{25}$ - $\frac{7}{25}$ = $\frac{...}{...}$
- $\frac{7}{25}$
- $\frac{17}{25}$
- $\frac{13}{25}$
- $\frac{12}{25}$
Ta có:
Vậy đáp án đúng điền vào chỗ chấm lần lượt từ trên xuống dưới là 12;25.
Câu 12: Hai hộp bánh cân nặng $\frac{4}{5}$ kg , trong đó một hộp cân nặng $\frac{3}{8}$kg . Vậy hộp bánh còn lại cân nặng $\frac{...}{...}$ kg
- $\frac{27}{40}$Kg
- $\frac{17}{40}$Kg
- $\frac{37}{40}$Kg
- $\frac{47}{40}$Kg
Hộp bánh thứ hai cân nặng số ki-lô-gam là:
$\frac{4}{5}$ - $\frac{3}{8}$ = $\frac{17}{40}$Kg
Vậy đáp án đúng điền vào chỗ chấm lần lượt từ trên xuống dưới là 17;40.
0 Comments:
Đăng nhận xét