tR

Ngữ pháp lớp 4
5. Dấu câu

 1. Dấu chấm(.) : Đặt cuối câu kể.

    VD: Chị tôi đan nón lá cọ để xuất khẩu.

2. Dấu chấm hỏi (?): Đặt cuối câu hỏi.

    VD: Thuở đi học, chữ Cao Bá Quát như thế nào?

3. Dấu cảm (!): Đặt cuối câu cảm, câu khiến.

    VD: Bạn Giang học giỏi thật!

    Nhà vua hãy hoàn lại gươm cho Long Vương!

4. Dấu phẩy (, ):

a, Ngăn cách giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

    VD: Sáng nay, gió lạnh đã tràn về.

b, Ngăn cách giữa các vế trong câu ghép.

    VD: Lan học Toán, Nam học văn.

c, Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

    VD: Hoa, Lan, Minh là những học sinh giỏi.

5. Dấu hai chấm (: ): - Báo hiệu cho bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật

    VD: Mẹ hỏi:

    - Hôm nay con được mấy điểm?

    - Hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

    VD: Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.

6. Dấu ngoặc đơn (… ): Tách phần chú thích với các bộ phận khác của câu.

    VD: - Lá lành đùm lá rách.

(Tục ngữ)

    - Chuyến tàu Thống Nhất (Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh) khởi hành lúc 21 giờ hằng ngày.

7. Dấu ngoặc kép “…”:- Thường dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

    VD: Mẹ hỏi: “ Hôm nay con được mấy điểm?”

    - Dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

    VD: Cả bầy ong cùng xây tổ.. Con nào cũng hết sức tiết kiệm “ vôi vữa”

8. Dấu gạch ngang (- ): Dùng để đánh dấu:

    a, Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

        VD: Ông hỏi tôi: “ Cháu học thế nào?”

    b, Phần chú thích trong câu:

        VD: Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu – Pa - xcan nói.

    c, Các ý trong một đoạn liệt kê.

       VD: Phân công một số em trong lớp chữa bài :

        - Lan chữa Toán.

        - Nam chữa Tiếng Việt.

        - Hà chữa Tiếng Anh.



0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top