Câu 1: Có những loại nhiệt kế nào?
- A. Nhiệt kế thủy ngân
- B. Nhiệt kế điện tử
- C. Nhiệt kế hồng ngoại
D. Cả A, B, C
Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau: “Một vật có thể là vật ... so với vật này nhưng lại là vật ... so với vật khác.”
- A. nóng/ lạnh
- B. ấm/ mát
- C. dẻo/ rắn
- D. mềm/ cứng
Câu 3: Khi nhiệt độ cơ thể cao (hay thấp) hơn bình thường thì phải làm gì?
- A. Khi nhiệt độ cơ thế cao (hay thấp) hơn bình thường thì cần phải bổ sung thêm nước
- B. Khi nhiệt độ cơ thế cao (hay thấp) hơn bình thường thì cần phải bổ sung thêm chất dinh dưỡng
- C. Khi nhiệt độ cơ thế cao (hay thấp) hơn bình thường thì cần phải cần phải đi khám và chữa bệnh vì lúc đó nhiệt độ cơ thể không ở trạng thái bình thường.
D. Cả A, B, C
Câu 4: Điền vào chỗ (....) (sử dụng các từ, cụm từ tay, chiếc cốc, nước nóng):
Khi sờ vào chiếc cốc được đổ đầy nước nóng, chúng ta cảm thấy nóng là vì ..... đã truyền nhiệt cho chiếc cốc, nhiệt từ ...... lại truyền cho .........
- A. nước nóng/ chiếc cốc/ tay
- B. chiếc cốc/ tay/ nước nóng
- C. tay/ nước nóng/ chiếc cốc
D. nước nóng/ chiếc cốc/ tay
Câu 5: Chạm tay vào một vật lấy từ tủ lạnh ra, ta thấy tay mát lạnh. Hãy khoanh chữ cái đầu câu đúng.
A. Có sự truyền nhiệt từ vật sang tay ta làm ta cảm thấy lạnh
- B. Có sự truyền nhiệt từ tay ta sang vật nên ta cảm thấy lạnh
- C. Nhiệt độ truyền qua không khí
- D. Nhiệt độ không truyền từ vật sang tay
Câu 6: Tại sao khi đun nước không nên đổ đầy nước vào ấm đun sôi?
A. Vì nếu đổ đầy nước, khi nhiệt độ tăng lên nước sẽ nở ra sẽ khiến nước bị tràn ra ngoài.
- B. Vì nếu đổ đầy nước sẽ làm giảm nhiệt độ của nước trong ấm đun sôi
- C. Vì nếu đổ đầy nước sẽ làm cạn nước trong ấm khi đun sôi
- D. Đáp án khác
Câu 7: Ở mỗi nhiệt độ khác nhau nước sẽ có độ co và dãn
- A. giống nhau
B. khác nhau
- C. khác biệt
- D. đặc biệt
Câu 8: Khi nhiệt độ càng lạnh thì nước sẽ co lại, khi nhiệt độ nóng nước sẽ nở ra, nên theo đó mực nước
A. cũng thay đổi theo
- B. không thay đổi
- C. giữ nguyên
- D. không bị ảnh hưởng
Câu 9: Các chất lỏng nở ra khi
- A. bị tác động
B. nóng lên
- C. lạnh đi
- D. để trong thời gian dài
Câu 10: Các chất lỏng co lại khi
- A. bị tác động
- B. nóng lên
C. lạnh đi
- D. để trong thời gian dài
Câu 11: Nhận định nào sau đây là đúng?
- A. Nhiệt kế là dụng cụ để đo nhiệt độ
- B. Các nhiệt kế thông dụng là nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử và nhiệt kế hồng ngoại
- C. Thủy ngân là chất độc, do đó các em không tự ý sử dụng nhiệt kế thủy ngân
D. Cả A, B, C
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Vật hoặc không khí nóng hơn có nhiệt độ thấp hơn
- B. Vật hoặc không khí nóng hơn có nhiệt độ cao hơn
- C. Vật hoặc không khí lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- D. Nhiệt độ trung bình của cơ thể người khỏe mạnh là khoảng 37 độ C
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nhiệt kế là dụng cụ chỉ dùng để đo nhiệt độ của người
- B. Vật hoặc không khí nóng hơn có nhiệt độ cao hơn
- C. Vật hoặc không khí lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- D. Nhiệt độ trung bình của cơ thể người khỏe mạnh là khoảng 37 độ C
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 100 độ C
- B. Nhiệt độ của nước đá đang tan là 0 độ C
- C. Nhiệt độ cơ thể của người khỏe mạnh vào khoảng 37 độ C.
D. Cả A, B, C
Câu 15: Nhiệt kế ở hình dưới đây chỉ bao nhiêu độ?
- A. Nhiệt kế chỉ 30 độ C
- B. Nhiệt kế chỉ 35 độ C
C. Nhiệt kế chỉ 36.5 độ C
- D. Nhiệt kế chỉ 37 độ C
Câu 16: Nhiệt độ của nước đang sôi là
A. 100 độ C
- B. 50 độ C
- C. 25 độ C
- D. 10 độ C
Câu 17: Để xác định mức độ nóng hay lạnh của vật, chúng ta sử dụng khái niệm nào?
- A. Độ dài.
- B. Khối lượng.
- C. Thể tích.
D. Nhiệt độ.
Câu 18: Việc ước lượng nhiệt độ trước khi đo có tác dụng gì?
- A. Giúp mình không bị bỏng khi chạm tay vào vật.
- B. Giúp chọn được nhiệt kế đo phù hợp trong các trường hợp khác nhau.
- C. Giúp cho mình không cần đo nhiệt độ của vật nữa.
D. Cả hai đáp án A và B đều đúng.
Câu 19: Đâu là cơ sở chế tạo các loại dụng cụ đo nhiệt độ?
A. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- B. Sự nở vì nhiệt của chất khí.
- C. Sự nở vì nhiệt của chất rắn.
- D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.
Câu 20: Sắp xếp các bước sau cho đúng thứ tự sử dụng nhiệt kế y tế thủy ngân.
(1) Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.
(2) Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.
(3) Vẩy mạnh cho thủy ngân bên trong nhiệt kế tụt hết xuống bầu.
(4) Chờ khoảng 2 – 3 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.
- A. (4), (3), (2), (1).
- B. (1), (2), (3), (4).
C. (2), (3), (1), (4).
- D. (3), (2), (4), (1).
0 Comments:
Đăng nhận xét