tR

 Câu 1: Diều có thể bay lên cao nhờ

  • A. Từ trường của Trái Đất
  • B. Trọng lực của Trái Đất
  • C. Gió
  • D. Không khí

Câu 2: Đâu là nguyên nhân gây ra gió?

  • A. Do sự tuần hoàn của không khí
  • B. Do không khí chuyển động
  • C. Do lực hút của Trái Đất
  • D. Do từ trường của Trái Đất

Câu 3: Đặc điểm của không khí nóng là

  • A. Nóng, nhẹ và bốc lên cao
  • B. Nóng, nhẹ và đi xuống thấp
  • C. Nặng và bốc lên cao
  • D. Nặng và đi xuống thấp

Câu 4: Đặc điểm của không khí lạnh là

  • A. Nặng và bốc lên cao
  • B. Nặng và đi xuống thấp
  • C. Nóng, nhẹ và bốc lên cao
  • D. Nóng, nhẹ và đi xuống thấp

Câu 5: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu:

“Không khí chuyển động càng …(1) thì tạo ra gió càng lớn. Không khí chuyển động càng yếu thì tạo ra gió càng …(2).”

  • A. (1) yếu, (2) lớn
  • B. (1) yếu, (2) nhẹ
  • C. (1) mạnh, (2) lớn
  • D. (1) mạnh, (2) nhẹ

Câu 6: Gió cấp 2 tác động lên các vật xung quanh như thế nào khi nó thổi qua?

  • A. Gió nhẹ, thời tiết sáng sủa, có thể cảm thấy không khí trên da, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay,…
  • B. Gió khá mạnh, mây bay, cây đu đưa, sóng nước hồ dập dờn,…
  • C. Gió to, trời tối và có thể có bão, cây lớn đu đưa, đi bộ ngoài trời rất khó khăn,…
  • D. Gió dữ, bầu trời đầy mây đen, cây gãy cành, nhà có thể bị tốc mái,..

Câu 7: Gió cấp 9 tác động lên các vật xung quanh như thế nào khi nó thổi qua?

  • A. Gió nhẹ, thời tiết sáng sủa, có thể cảm thấy không khí trên da, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay,…
  • B. Gió khá mạnh, mây bay, cây đu đưa, sóng nước hồ dập dờn,…
  • C. Gió to, trời tối và có thể có bão, cây lớn đu đưa, đi bộ ngoài trời rất khó khăn,…
  • D. Gió dữ, bầu trời đầy mây đen, cây gãy cành, nhà có thể bị tốc mái,..

Câu 8: Các cấp độ của gió có đặc điểm là

  • A. Ít cấp độ, từ nhẹ đến mạnh
  • B. Ít cấp độ, từ mạnh đến nhẹ
  • C. Nhiều cấp độ, từ nhẹ đến mạnh
  • D. Nhiều cấp độ, từ mạnh đến nhẹ

Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Bão có mạnh hoặc rất mạnh
  • B. Bão gây ra những thiệt hại rất lớn về người và tài sản
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 10: Đâu là những việc cần làm để phòng tránh bão?

  • A. Thường xuyên cập nhật thông tin về cơn bão
  • B. Tìm cách bảo vệ nhà cửa, tài sản, cây trồng và vật nuôi
  • C. Đề phòng tai nạn do bão
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 11: Đâu là việc không được phép làm để phòng tránh bão?

  • A. Dự trữ các nhu yếu phẩm cần thiết
  • B. Tranh thủ ra khơi và trở về bờ trước khi bão đổ bộ
  • C. Xác định vị trí an toàn để trú ẩn
  • D. Chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn

Câu 12: Vật nào sau đây không cần chuẩn bị để đảm bảo sinh hoạt khi có bão?

  • A. Đồ chơi
  • B. Nước uống, lương thực – thực phẩm
  • C. Thuốc men
  • D. Đèn pin, quần áo

Câu 13: Chúng ta nên trú ẩn ở…

  • A. Trong nhà, khi đã được gia cố, chằng chống
  • B. Dưới các mái hiên, gốc cây
  • C. Trên tàu, thuyền neo đậu ở bờ biển
  • D. Gần nơi có cột điện bị đổ

Câu 14: Thang sức gió Bô-pho ra đời năm nào?

  • A. Năm 1805
  • B. Năm 1810
  • C. Năm 1815
  • D. Năm 1820

Câu 15. Trong tự nhiên, dưới ánh sáng mặt trời, các phần khác nhau của Trái Đất…

  • A. Không nóng lên như nhau
  • B. Nóng lên như nhau
  • C. Không nguội đi như nhau
  • D. Nguội đi như nhau

Câu 16: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Phần đất liền nóng nhanh hơn biển
  • B. Phần đất liền nóng chậm hơn biển
  • C. Phần đất liền nguội nhanh hơn biển
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 17: Vào ban ngày, không khí trên đất liền và biển ở đâu nóng hơn?

  • A. Không khí trên đất liền nóng hơn
  • B. Không khí trên biển nóng hơn
  • C. Không khí trên đất liền và biển nóng như nhau

Câu 18: Vào ban đêm, không khí trên đất liền và biển ở đâu nóng hơn?

  • A. Không khí trên đất liền nóng hơn
  • B. Không khí trên biển nóng hơn
  • C. Không khí trên đất liền và biển nóng như nhau

Câu 19: Không khí dịch chuyển theo hướng như thế nào?

  • A. Từ nơi nóng tới nơi lạnh
  • B. Từ nơi lạnh tới nơi nóng
  • C. Từ nơi cao xuống nơi thấp
  • D. Từ nơi thấp lên nơi cao

Câu 20: Loại thang đo nào sau đây được dùng để xác định cường độ gió, phục vụ công tác dự báo thời tiết?

  • A. Thang đo thứ bậc (Ordinal scale)
  • B. Thang đo tỉ lệ (Ratio scale)
  • C. Thang sức gió Bô-pho (Beaufort)
  • D. Thang nhiệt độ Xen-xi-út (Celsius)

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top