https://tech12h.com/bai-hoc/giai-cong-nghe-4-kntt-bai-6-cham-soc-hoa-cay-canh-trong-chau.html
B. Bài tập và hướng dẫn giải
1. ĐẢM BẢO ĐỦ ÁNH SÁNG CHO HOA, CÂY CẢNH
Khám phá: Quan sát Hình 1 và cho biết khi thừa ánh sáng, màu sắc của lá cây thay đổi như thế nào.
Khám phá: Quan sát Hình 2, nêu các cách cung cấp đủ ánh sáng cho hoa, cây cảnh trồng trong nhà phù hợp với các ảnh trong hình.
Các cách cung cấp đủ ánh sáng cho hoa, cây cảnh trồng trong nhà là:
- Để cây ở cửa sổ.
- Để cây ở ban công.
- Để cây ở những nơi thoáng mát, có ánh sáng chiếu vào.
2. TƯỚI NƯỚC CHO HOA, CÂY CẢNH
Khám phá: Quan sát Hình 3, cho biết cây đủ nước và cây thiếu nước khác nhau như thế nào?
Cây đủ nước: Lá cây xanh tốt, phát triển đều.
Cây thiếu nước: Lá cây nhăn nheo, héo rũ và rụng dần.
Khám phá: Em hãy sử dụng các thẻ dưới đây để gọi tên các cách tưới nước cho hoa, cây cảnh trong Hình 4 cho phù hợp.
Thực hành: Hãy chia sẻ với bạn một số cách tưới nước cho hoa, cây cảnh mà em biết.
Các cách tưới nước cho hoa, cây cảnh là:
- a. Tưới nước bằng bình xịt.
- b. Tưới nước bằng bình tưới cây.
- c. Tưới nước bằng hệ thống tưới nhỏ giọt.
3. BÓN PHÂN CHO HOA, CÂY CẢNH
Khám phá: Em hãy sử dụng các thẻ dưới đây để gọi tên cách bón phân cho hoa, cây cảnh tương ứng với mỗi ảnh trong Hình 5.
a. Pha với nước và tưới vào gốc cây.
b. Pha với nước và phun lên lá cây.
c. Bón đều xung quanh gốc cây.
Ý tưởng sáng tạo: Thảo luận với bạn và cho biết vì sao phải bón phân cho hoa, cây cảnh?
Vận dụng: Em hãy chia sẻ với bạn cách bón phân cho một loại hoa, cây cảnh mà em biết.
Cách bón phân cho cây hoa hồng:
Giai đoạn 1: Bón lót trước khi trồng cây con
Sử dụng các loại phân hữu cơ, ưu tiên phân xanh, phân rác, phân chuồng hoai mục.
Giai đoạn 2: Bón thúc 15 - 20 sau khi xuống cây con
Sử dụng đạm ure, tạo rãnh, bón cách gốc 5 - 7cm hoặc hòa tan đạm vào nước rồi phun trực tiếp.
Giai đoạn 3: Thời kỳ cây bắt đầu ra nụ
Dùng phân vô cơ NPK có tỷ lệ kali cao hơn, không cần dùng kích rễ.
Bón cách gốc cây 5 - 7cm, duy trì tưới nước.
Giai đoạn 4: Lúc hoa gần tàn
Bổ sung phân NPK có hàm lượng lân cao hơn.
Giai đoạn 5: Sau khi hoa tàn
- Tiến hành cắt tỉa bỏ đi hoa tàn kích thích mầm mới phát triển.
- Bón phân giàu hàm lượng đạm, không dùng kèm kích rễ.
4. CẮT TỈA, VỆ SINH VÀ BẮT SÂU CHO CÂY
Khám phá: Em hãy sử dụng các thẻ dưới đây để gọi tên các công việc chăm sóc hoa, cây cảnh phù hợp với từng ảnh trong Hình 6.
a. Cắt tỉa hoa đã tàn.
b. Vệ sinh lá cây.
c. Bắt sâu cho cây.
Thực hành: Tại sao phải cắt tỉa, vệ sinh và bắt sâu cho cây?
Thực hành: Quan sát Hình 7 và nêu tên những công việc chăm sóc hoa, cây cảnh phù hợp với từng ảnh.
a. Đặt hoa những nơi thoáng mát, có ánh sáng chiếu vào.
b. Tưới cây thường xuyên.
c. Phân bón cây.
d. Cắt tỉa những lá cây héo úa.
Vận dụng: Em hãy cùng bạn hoặc người thân chăm sóc một loại hoa, cây cảnh mà em yêu thích.
0 Comments:
Đăng nhận xét