Bài 4: Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc bộ:
1. Đặc điểm
sông hồ của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là;
- Có nhiều sông, hồ lớn.
- Các sông trong vùng có nhiều thác ghềnh nên có trữ năng thủy điện lớn.
- Vào mùa hạ, do mưa nhiều nên nước sông dâng cao, thường gây ra lũ lụt.
2. Em hãy nêu đặc
điểm địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc bộ:
- Các dãy núi ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: Hoàng Liên Sơn; cánh cung sông Gâm; cánh cung Ngân Sơn; cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.
- Các cao nguyên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: cao nguyên Sơn La; cao nguyên Mộc Châu.
- Đỉnh núi cao nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: đỉnh Phan-xi-păng (3143 m).
3. Đặc điểm khí
hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước, thường kéo dài 3 đến 4 tháng. Ở vùng núi cao rất lạnh, đôi khi có tuyết rơi.
- Vào mùa hạ, vùng có nhiệt độ cao, nắng nóng, mưa nhiều.
4. Chúng ta nên
làm gì để bảo vệ cảnh đẹp vùng Trung du và miền núi Bắc bộ
5. Vùng Trung
du và miền núi Bắc bộ có nhiều sông lớn , em hãy nêu lợi ích của các sông hồ nơi đây đối với việc phát triển kinh tế của đất nước.
6. Những cảnh đẹp
thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là:
a. Vịnh Hạ long
b. Chùa Một cột
c. Ruộng bậc thang
d. đèo Mê Pia (Cao Bằng)
e. Chợ Bến Thành
f. Đỉnh Phan xi păng
g. Hồ Na Hang ( Tuyên
Quang)
h. Sông Hương (Huế)
Bài 7: Đền Hùng và lễ Giỗ Tổ Hùng Vuong
1. Lễ Giỗ Tổ
Hùng Vương được tổ chức vào thời gian nào?
Ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm :
2. Lễ giỗ Tổ
Hùng Vương thể hiện điều gì trong đời sống người Việt Nam ta?
Trong đời sống người Việt, lễ giỗ tổ Hùng Vương thể hiện lòng tự hào của dân tộc, nhắc nhở mỗi người Việt Nam nhớ về công ơn dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.
3. Khu di tích
Đền Hùng nằm ở tỉnh nào của nước ta?
Tỉnh Phú Thọ
Bài 8: Thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ:
1. Địa hình
vùng đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm chính như thế nào?
Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình khá bằng phẳng và thấp dần về phía biển. Trên bề mặt đồng bằng có một số đồi núi thấp, ô trũng và hệ thống đê.
2. Những con
sông Vùng đồng bằng Bắc Bộ mang lại lợi ích như thế nào đối với người dân nơi
đây?
Những con sông Vùng đồng bằng Bắc Bộ mang lại lợi ích như cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, phát triển giao thông vận tải và nuôi trồng thủy sản.
3. Vùng đồng bằng
Bắc Bộ do hệ thống sông nào bồi đắp?
Đồng bằng Bắc Bộ do Sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
4. Em hãy nêu vị trí địa lý của vùng đồng bằng Bắc Bộ
Vị trí địa lý của vùng đồng bằng Bắc Bộ; Phía Bắc và phía Tây giáp với Trung du và miền núi Bắc bộ, phía Nam giáp duyên hải miền Trung, phía đông là vịnh Bắc bộ.
5. Địa hình
vùng đồng bằng Bắc Bộ tương đối bằng phẳng, đặc điểm này đem lại lợi ích gì đối
với việc phát triển kinh tế?
Thuận lợi cho cư trú, sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản.
Cảnh quan đẹp, tạo điều kiện để phát triển du lịch
Bài 9; Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng đồng bằng Bắc bộ.
1. Em hãy giải
thích vì sao vùng đồng bằng Bắc Bộ có dân cư tập trung đông đúc?
Vùng đồng bằng Bắc Bộ có dân cư tập trung đông đúc vì lag nơi con người sinh sống lâu đời, địa hình khá bằng phẳng và đất đai mầu mỡ.
2. Đặc điểm dân
cư của vùng đồng bằng Bắc Bộ là:
Mật độ dân số trung bình của vùng lên đến hơn 21 triệu người.
Hà Nội là thành phố có mật độ dân số cao nhất.
Bài 11: Sông Hồng và văn minh sông Hồng:
1. Những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng là;
Sự ra đời cuat nhà nước Văn Lang, nhà nước Âu lạc, Trống đồng Đông Sơn
Trả lời chi tiết:
♦ Nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ hình thành và phát triển ở lưu vực của sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Một số thành tựu tiêu biểu là: sự ra đời của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc, trống đồng Đông Sơn,...
- Nhà nước:
+ Cách ngày nay khoảng 2700 năm, nhà nước đầu tiên đã ra đời, đó là Nhà nước Văn Lang, với kinh đô Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Sau đó, vào khoảng 2300 năm cách ngày nay, Thục Phán An Dương Vương đã thống nhất cư dân Âu Lạc và Lạc Việt lập ra quốc gia Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội ngày nay).
+ Đứng đầu Nhà nước Văn Lang là Hùng Vương, đứng đầu Nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương. Giúp việc cho Vua là lạc hầu, lạc tướng.
- Trống đồng Đông Sơn: trống đồng Đông Sơn vừa là nhạc cụ được sử dụng trong các lễ hội, vừa làm hiệu lệnh sử dụng trong chiến đấu.
2. Nhà nước đầu tiên của nước ta tên là gì? Ai là người đứng
đầu? Ra đời cách đây trong bao lâu? Đóng đô ở đâu?
Nhà nước đầu tiên của nước ta tên là Văn Lang, người đứng đầu là vua Hùng Vương, ra đời cách đây 2700 năm, đóng đo ở Phong Châu ( Phú Thọ ngày nay).
3. Nước Âu Lạc ra đời cách đây trong bao lâu? Ai là người đứng
đầu? Đóng đô ở đâu?
Nhà nước Âu lạc ra đời cách đây 2300 năm. Người đứng đầu là An Dương Vương. Đóng đô ở Cổ Loa (Hà nội ngày nay0
4. Em hãy nêu một số nét cơ bản về đời sống tinh thần của
người Việt cổ.
Một số nét cơ bản về đời sống tinh thần của người Việt cổ là : có tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần. Trong lễ hội, họ nhảy múa, thổi kền, ca hát, đua thuyền.
5. Em hãy nêu Em hãy nêu một số nét cơ bản về đời sống tinh
thần của người Việt cổ.
Một số nét cơ bản về đời sống tinh thần của người Việt cổ là: sở dụng gạo nếp, gạo tẻ làm thức ăn, ở nhà sàn, đóng thuyền di chuyển trên sông
6. Hoa văn dưới đây được đúc trên trống đồng Đông Sơn ?
0 Comments:
Đăng nhận xét