Bài 7 đọc Chợ Tết
Câu 1: Bài thơ "chợ Tết" là một bức tranh ở vùng:
- đồng bằng
- miền núi
- vùng biển
- trung du
Câu 2: Tâm trạng chung của những người đi chợ Tết ?
- ai ai cũng vui vẻ
- ai ai cũng lo lắng
- ai ai cũng chán nản
- ai ai cũng buồn bã
Câu 3: Hình ảnh mặt trời được tác giả miêu tả như thế nào trong bài thơ Chợ Tết?
- làm duyên – núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, đồi thoa son
- nghịch ngợm nháy hoài trong ruộng lúa
- làm đỏ dần những dải mây trắng và những làn sương sớm
- mặc yếm màu đỏ che môi cười lặng lẽ
Câu 4: Ý nghĩa bài thơ Chợ Tết?
- Bức tranh mùa xuân vui tươi, tràn đầy sức sống.
- Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động đã nói về cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của những người dân quê.
- Bức tranh chợ Tết miền Tây sông nước đầy sôi động cho thấy một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân quê.
- Bức tranh đầy màu sắc hoang sơ, heo hút của những con người sống ở vùng núi thưa thớt ít người qua lại
Câu 5: Những thằng cu được miêu tả như thế nào trong bài thơ chợ Tết?
- chống gậy bước lom khom
- mặc yếm màu đỏ che môi cười lặng lẽ
- nép đầu bên yếm mẹ
- mặc áo màu đỏ chạy lon xon
Câu 6: Những từ ngữ sau xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng có thể dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người. Nhận định trên đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
- Phân vân
- Không có câu trả lời
Câu 7: Giải nghĩa từ ấp sử dụng trong bài thơ?
- Hàng tơ, nhỏ sợi, dệt thưa
- Làng, xóm
- Đồi rực hồng lên khi nhận ánh nắng buổi sớm
- Vui vẻ
Câu 8: Giải nghĩa từ the sử dụng trong bài thơ?
- Hàng tơ, nhỏ sợi, dệt thưa
- Làng, xóm
- Đồi rực hồng lên khi nhận ánh nắng buổi sớm
- Vui vẻ
Câu 9: Em nhận xét gì về khung cảnh ngày Tết trong văn bản?
- Vắng vẻ
- Đẹp, tươi vui
- Llộn xộn, xơ xác
- Hoang sơ, đổ nát
Câu 10: Bên cạnh những dáng vẻ riêng, những người đi chợ Tết có điểm gì chung?
- Ai ai cũng vui vẻ
- Ai ai cũng lo lắng
- Ai ai cũng chán nản
- Ai ai cũng hồi hộp
Câu 11: Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
- Dạ, bẩm...
(Trích Ngữ Văn 7, tập 2, trang 78)
Các dấu gạch ngang trong đoạn văn trên dùng để:
- Nối với các lời nói của nhân vật.
- Giải thích rõ hơn lời nói của nhân vật hay của người viết.
- Đặt đầu dòng để đánh dấu lời nói trực trực tiếp của nhân vật.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
Câu 12: Các câu tiếp theo của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật cần trình bày điều gì?
- Thuật lại diễn biến câu chuyện với người gần gũi, thân thiết.
- Kể lời nói, việc làm… thể hiện sự gần gũi, thân thiết.
- Miêu tả đặc điểm của nhân vật.
- Kể tên các việc người gần gũi, thân thiết đã làm cho mình.
Câu 13: Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì?
a) Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ.
b) Thừa Thiên – Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
Câu 14: Em có thể giới thiệu gì về nhân vật?
- Tên, tính cách
- Mỗi quan hệ của bản thân
- Tính cách bản thân
- Sở đoản của bản thân
Câu 15: Tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn sau:
Chỉ có những anh lính dõng An Nam bồng súng chào cờ ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù từng tiếng. Anh quả quyết - cái anh chàng ranh mãnh đó - rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.
(Nguyễn Ái Quốc)
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích cho tính cách của nhân vật anh.
- Nối với các lời nói của nhân vật.
Câu 16: Câu mở đầu của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật là gì?
- Nêu nội dung câu chuyện của mình với người đó.
- Nêu nhận xét, cảm nghĩ của mình về người đó.
Giới thiệu nhân vật.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 17: Dòng nào không phải là công dụng của dấu gạch ngang?
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
Câu 18: Khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật người viết cần làm gì?
- Giới thiệu người đó.
- Giới thiệu tên tác phẩm
- A, B đều không đúng.
- A, B đều đúng.
Câu 19: Dấu gạch ngang khác dấu gạch nối như thế nào?
- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
- Dấu gạch ngang được sử dụng nhiều hơn dấu gạch nối.
- Cả A và B đều đúng.
Câu 20: Dấu gạch ngang trong những câu sau dùng để làm gì?
Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
- Mặc kệ!
(Phạm Duy Tốn)
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
0 Comments:
Đăng nhận xét