Bài 4. Cây táo đã nảy mầm
Câu 1: Bài đọc Hạt táo đã nảy mầm của tác giả nào?
- Văn Thành Lê.
- Nguyễn Nhật Ánh.
- Vân Vũ.
- Trương Huỳnh Như Trân.
Câu 2: Cô bé đem hạt táo đẹp nhất gieo vào đâu?
- Thùng xốp ngoài vườn.
- Hộp nhựa trong nhà.
- Chậu đất ngoài ban công.
- Thùng gỗ trong nhà.
Câu 3: Cô bé tưới nước cho chậu đất mỗi ngày với niềm tin gì?
- Cây táo sẽ ra quả ngon.
- Cây táo sẽ lớn thật nhanh.
- Cây táo sẽ cho ra những tán lá xanh, che nắng cho mọi người.
- Một cây táo sẽ được mọc lên.
Câu 4: Cô bé ước ao điều gì khi gieo hạt táo?
- Cây táo lớn thật nhanh.
- Cây táo sai trĩu quả.
- Cây táo sẽ cho những chùm quả thơm ngọt.
- Một cây táo sẽ được mọc lên.
Câu 5: Hạt táo nảy mầm trông như thế nào?
- Hạt táo nảy mầm với một chiếc lá xanh mơn mởn.
- Hạt táo nảy mầm với hai chiếc lá bé xíu non xanh.
- Hạt táo nảy mầm với một thân hình mảnh mai.
- Hạt táo nảy mầm với một cành non.
Câu 6: Cô bé yêu cái gì ở cây táo?
- Những quả táo xanh ngon ngọt.
- Những tán cây xum xuê của cây táo
- Hoa táo trắng xinh cùng những chiếc lá xanh mơn mởn.
- Màu hoa táo trắng và chùm quả lúc lỉu xanh.
Câu 7: Trong câu ca dao : "Vì mây cho núi lên trời - Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng", phép nhân hóa được tạo ra bằng cách nào?
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
- Dùng những từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật.
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
Câu 8: Khi viết đoạn văn ghi lại cảm xúc,ta sẽ dùng ngôi thứ nhất là đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 9: Cho biết câu: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệc con người” được tạo ra bằng cách nào?
- Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
- Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
- Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
- Ẩn dụ tình cảm, nỗi nhớ thương người yêu
Câu 10: Trong câu thơ: “Những chòm sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” sử dụng biện pháp nhân hóa nào?
- Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
- Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật
- Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người
- Cả 3 đáp án trên
Câu 11: Đoạn văn là gì?
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định.
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
Câu 12: Nhân hóa là gì?
- Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật
- Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
- Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
- Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.
Câu 13: Trong câu thơ: “Những chòm sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” sử dụng biện pháp nhân hóa nào?
- Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật
- Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
- Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người
- Cả 3 đáp án trên
Câu 14: Đoạn văn có hình thức như thế nào?
- Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng.
- Kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn
- Do nhiều câu tạo thành
- Tất cả các đáp án trên
Câu 15: Câu mở đoạn của đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết có nhiệm vụ gì?
- Giới thiệu người gần gũi
- Nêu nội dung câu chuyện mình mình muốn chia sẻ.
- Nêu nhận xét, cảm nghĩ.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 16: Từ được dùng để chỉ người nhưng lại được dùng để chỉ vật trong câu sau là từ gì?
Mấy bà ốc ở đồng suốt ngày bám lên cây.
- Ốc.
- Đồng.
- Cây.
- Bà.
Câu 17: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?
- 4 kiểu
- 5 kiểu
- 3 kiểu
- 6 kiểu
Câu 18: Nội dung những câu sau câu mở đầu của đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết là gì?
- Kể lời nói, việc làm,... thể hiện sự gần gũi, thân thiết
- Nêu tình cảm, cảm xúc với người gần gũi, thân thiết
- A và B đều đúng
- A và B đều sai
Câu 19: Dòng sông mới điệu làm sao/ Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha” là câu thơ miêu tả?
- Hình dáng
- Đặc điểm
- Tính chất
- Tính cách
Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:
- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:
- Ẩu thế nhỉ!
Bác chữ A đề nghị:
-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?
(Cuộc họp của chữ viết - Trần Ninh Hồ)
Câu 20: Trong đoạn văn trên, những sự vật nào đã được nhân hóa?
- Dấu chấm, bác chữ A.
- Cậu này, tay, dấm chấm.
- Em Hoàng, Dấu Chấm.
- Dấu Chấm, mấy dấu câu, bác chữ A.
20/20
Trả lờiXóa