tR

Lý thuyết Tiếng Việt 7
Bài 3. Thuyền trưởng và bầy ong
Bài thơ:

Thuyền trưởng và bầy ong

Đàn ong cảnh chở nắng
Bay qua vườn mướp vàng
Ghẻ cành râm bụt đỏ
Binh mật đầy vẫn mang.

Diều như buồm căng gió
Trời xanh màu đại dương
Em là người thuyền trưởng
Kéo buồm vào mênh mông.

Chiều loang dần trên cát
Rơi tiếng chim gọi ngày
Nắng quánh vàng như mật
Ong về hay còn bay?

Cập bến thôi diều nhé!
Sao đã thắp hải đăng
Cơm chiều mẹ đã dọn
Về thôi thuyền, sương giăng.

Đàn ong siêng, về tổ
Thuyền trưởng ngoan, về nhà
Ngày mai cùng với nắng
Ong và diều bay xa.

(Thục Linh)

Câu 1: Bài thơ Thuyền trưởng và bầy ong do ai sáng tác?

  • Thục Linh.
  • Bảo Ngọc.
  • Võ Thành An.
  • Xuân Quỳnh.

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

  • Thơ năm chữ.
  • Thơ lục bát.
  • Thơ sáu chữ.
  • Thơ tự do.

Câu 3: Ở khổ thơ thứ nhất, đàn ong được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

  • rời xanh màu đại dương, hoa cỏ tươi tốt, ong bay ngang qua trời.
  • Cánh chở nắng, bay qua vườn mướp vàng, ghé cành râm bụt đỏ, mang trên mình bình mật đầy.
  • Nắng vàng trĩu trên vai, ghé cành hoa hồng đỏ, mang trên lưng giỏ mật đầy.
  • Nắng vàng, cây cỏ tươi tốt, ong bay qua lượn lại.

Câu 4: Cái gì được bạn nhỏ ví như buồm căng gió?

  • Thuyền giấy.
  • Máy bay giấy.
  • Diều.
  • Hoa giấy.

Câu 5: Bạn nhỏ là thuyền trưởng kéo buồm vào đâu?

  • Vào mênh mông.
  • Vào bầu trời xanh.
  • Vào xa thẳm.
  • Vào đại dương.

Câu 6: Nắng chiều như thế nào?

  • Gắt gỏng rọi chiếu.
  • Rọi chiếu trên cánh đồng thơm hương lúa.
  • Quánh vàng như mật.
  • Nhẹ nhàng dịu êm.

Câu 7: Viết đoạn văn tưởng tượng là viết về gì?

  • Kể về những điều dự tính sẽ xảy ra.
  • Kể một câu chuyện có thật của người viết.
  • Kể về những điều chưa xảy ra hoặc không có thật, do người viết tưởng tượng ra.
  • Kể một câu chuyện người viết đã từng trải qua.

Câu 8: Ý nào sau đây là đúng?

  • Phần kết thúc của câu chuyện là nêu cảm nghĩ hoặc gợi ra những điều tưởng tượng tiếp theo.
  • Phần triển khai là giới thiệu tên câu chuyện đã gợi cho em những liên tưởng.
  • Phần mở đầu của đoạn văn tưởng tượng là giới thiệu nội dung tưởng tượng của em.
  • Phần mở đoạn là kể, tả lại những gì em đã tưởng tượng.

Câu 9: Phần triển khai của đoạn văn tưởng tượng cần trình bày điều gì?

  • Thuật lại diễn biến câu chuyện.
  • Kể về câu chuyện mình tưởng tượng.
  • Miêu tả đặc điểm nhân vật có trong câu chuyện.
  • Kể tên các nhân vật có trong câu chuyện.

Câu 10: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn tưởng tượng là gì?

  • Cần tạo được sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.
  • Có thể sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để lời văn thêm sinh động.
  • Chú ý cách dùng từ ngữ.
  • Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Các cách viết đoạn văn tưởng tượng có thể là gì?

  • Bổ sung chi tiết (lời kể, tả…).
  • Bổ sung lời thoại của nhân vật.
  • Thay hoặc viết tiếp đoạn kết.
  • Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Câu nào dưới đây đúng?

  • Câu “Chú bộ đội đang cùng bà con gánh lúa sau vụ mùa” sử dụng biện pháp nhân hóa.
  • Câu “Gà mẹ đang cần cù tìm kiếm mồi ngon cho đàn con thơ của mình” không sử dụng biện pháp nhân hóa.
  • Câu “Chú bộ đội đang cùng bà con gánh lúa sau vụ mùa” không sử dụng biện pháp nhân hoá, chỉ miêu tả hoạt động của con người như bình thường.
  • Câu “Gà mẹ đang cần cù tìm kiếm mồi ngon cho đàn con thơ của mình” sử dụng từ nhân hóa là “kiếm mồi”.

Câu 13: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
Chị mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi
Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào, mưa ơi!

Mưa! Mưa xuống thật rồi!
Đất hả hê uống nước
Ông sấm vỗ tay cười
Làm bé bừng tỉnh giấc.

Chớp bỗng loè chói mắt
Soi sáng khắp ruộng vườn
Ơ! Ông trời bật lửa
Xem lúa vừa trổ bông.
(Đỗ Xuân Thanh)
Các sự vật trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ nào?

  • Ông – chị – ông.
  • Chị – ông – ông.
  • Ông – ông – chị.
  • Ông – ông – ông.

Câu 14: Từ được dùng để chỉ người nhưng lại được dùng để chỉ vật trong câu sau là từ gì?
Mấy bà ốc ở đồng suốt ngày bám lên cây.

  • Đồng
  • Ốc
  • Cây

Câu 15: Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, ý nào sau đây là phù hợp?

  • Câu chuyện phải được xây dựng một cách sáng tạo, độc đáo.
  • Câu chuyện dài, nhiều chi tiết phức tạp.
  • Câu chuyện không có điểm nào ấn tượng.
  • Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 16: Nhân hóa là gì?

  • Nhân hóa là gọi con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ được dùng để tả người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, sinh động hơn.
  • Nhân hóa là gọi con vật, các sự vật xung quanh ta bằng những từ ngữ vốn được dùng để chỉ người.
  • Nhân hóa là dùng các từ ngữ chỉ con người để gọi vật.
  • Nhân hóa là dùng từ ngữ chỉ người hoặc chỉ đặc điểm, hoạt động của người để gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật một cách sinh động, gần gũi.

Câu 17: Tìm từ nhân hóa trong câu dưới đây?
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

  • Ra ngoài.
  • Trâu ơi.
  • Bảo trâu.
  • Cày.

Câu 18: Dưới đây đâu không phải là phương án viết đoạn văn tưởng tượng?

  • Bổ sung lời kể, tả cho câu chuyện.
  • Nêu ý kiến về câu chuyện tưởng tượng.
  • Viết tiếp đoạn kết.
  • Viết thêm nội dung cho câu chuyện.

Câu 19: Tìm biện pháp nhân hóa trong khổ thơ sau?
Mà tấm lòng thơm thảo
Đỏ môi ngoại nhai trầu
Thương yêu đàn em lắm
Cho cưỡi ngựa tàu cau.
(Đặng Hấn)

  • Tả cây cau bằng từ ngữ dùng để tả người.
  • Nói với cây cau như nói với người.
  • Gọi cây cau bằng từ ngữ dùng để gọi người.
  • Không có đáp án nào đúng.

Câu 20: Từ nào trong câu “Gió vẫn cứ thét gào.” là từ để chỉ hoạt động, tính chất của con người nhưng lại được dùng để chỉ sự vật?

  • Gió
  • Vẫn
  • Thét gào.
  • Cứ
Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


3 Comments:

 
Top