Bài 6. Hướng dẫn tham gia cuộc thi vẽ
Câu 1: Thông điệp nghĩa là gì?
- Điều quan trọng muốn gửi gắm thông qua một hoạt động, sản phẩm.
- Nội dung gửi gắm qua một sản phẩm nghệ thuật.
- Ý nghĩa của một hoạt động, sản phẩm nghệ thuật.
- Bài học rút ra được từ một sản phẩm nghệ thuật.
Câu 2: Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?
- Thế giới tươi sáng.
- Thế giới trong tôi.
- Thế giới của những vì sao.
- Thế giới trong tương lai.
Câu 3: Thí sinh tham gia cuộc thi cần thực hiện mấy bước?
- 1 bước.
- 4 bước.
- 2 bước.
- 3 bước.
Câu 4: Cuộc thi vẽ dành cho đối tượng nào?
- Học sinh trung học cơ sở trên toàn quốc.
- Học sinh tiểu học trên toàn quốc.
- Học sinh trung học phổ thông trên toàn quốc.
- Các câu lạc bộ nghệ thuật.
Câu 5: Bước thứ hai khi tham gia cuộc thi là gì?
- Viết thông điệp hay một đoạn giới thiệu cho bức tranh.
- Tưởng tượng và vẽ tranh với chủ đề “Thế giới trong tương lai”.
- Điền thông tin vào mẫu đơn đăng kí và dán vào mặt sau của bức tranh.
- Gửi bài dự thi theo đường bưu điện về địa chỉ của Ban Tổ chức.
Câu 6: Bước đầu tiên để tham gia cuộc thi là gì?
- Viết thông điệp hay một đoạn giới thiệu cho bức tranh.
- Điền thông tin vào mẫu đơn đăng kí và dán vào mặt sau của bức tranh.
- Tưởng tượng và vẽ tranh với chủ đề “Thế giới trong tương lai”.
- Gửi bài dự thi theo đường bưu điện về địa chỉ của Ban Tổ chức
Câu 7: Bước cuối cùng để tham gia cuộc thi là gì?
- Tưởng tượng và vẽ tranh với chủ đề “Thế giới trong tương lai”.
- Viết thông điệp hay một đoạn giới thiệu cho bức tranh.
- Điền thông tin vào mẫu đơn đăng kí và dán vào mặt sau của bức tranh.
- Gửi bài dự thi theo đường bưu điện về địa chỉ của Ban Tổ chức.
Câu 8: Bước thứ ba để tham gia cuộc thi là gì?
- Tưởng tượng và vẽ tranh với chủ đề “Thế giới trong tương lai”.
- Điền thông tin vào mẫu đơn đăng kí và dán vào mặt sau của bức tranh.
- Viết thông điệp hay một đoạn giới thiệu cho bức tranh.
- Gửi bài dự thi theo đường bưu điện về địa chỉ của Ban Tổ chức.
Câu 9: Thí sinh cần lưu ý những gì khi tham gia cuộc thi?
- Chọn màu vẽ đậm, rực rỡ, sắc nét. Tô màu phủ kín bức tranh.
- Không giới hạn số bức tranh dự thi của mỗi thí sinh.
- Tham khảo thêm thông tin và sản phẩm của cuộc thi “Em vẽ trường học hạnh phúc năm 2020”.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Cho biết thời hạn gửi bài?
- Nhận bài dự thi đến hết ngày 20 tháng 6 năm 2021.
- Nhận bài dự thi đến hết ngày 22 tháng 6 năm 2021.
- Nhận bài dự thi đến hết ngày 23 tháng 6 năm 2021.
- Nhận bài dự thi đến hết ngày 21 tháng 6 năm 2021.
Câu 11: Khi viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện cần làm gì?
- Giới thiệu câu chuyện.
- Nêu những lí do khiến em thích câu chuyện.
- A, B đều đúng.
- A, B đều không đúng.
Câu 12: Đoạn văn là gì?
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định.
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày nhiều ý nội dung. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
- Bao gồm một số câu được viết liên tục, có thể xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên viết lùi dòng.
Câu 13: Câu mở đầu của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?
- Nêu nội dung câu chuyện mình thích.
- Giới thiệu câu chuyện em thích hoặc ấn tượng đặc biệt về câu chuyện.
- Nêu nhận xét, cảm nghĩ của mình về câu chuyện.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 14: Phần kết thúc của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?
- Kể lại diễn biến câu chuyện.
- Khẳng định ý nghĩa câu chuyện.
- Nêu suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi đọc câu chuyện.
- Rút ra bài học từ câu chuyện.
Câu 15: Các câu tiếp theo của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện thường là gì?
- Nêu những lí do cụ thể khiến em thích câu chuyện (nội dung, lời kể…).
- Thuật lại diễn biến câu chuyện.
- Cảm nghĩ của em về nhân vật trong câu chuyện đó.
- Liệt kê các sự việc đã diễn ra.
Câu 16: Dưới đây đâu không phải là phương án viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện?
- Nói về những điểm hấp dẫn của câu chuyện.
- Phân tích cảm xúc tác giả.
- Nêu ý kiến của bản thân về các tình tiết của câu chuyện.
- Suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi đọc chuyện.
Câu 17: Những đặc điểm khiến em yêu thích câu chuyện có thể là gì?
- Lời kể sinh động.
- Nội dung câu chuyện hấp dẫn.
- Ý nghĩa của câu chuyện.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 18: Ý nào sau đây là đúng?
- Phần triển khai của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là giới thiệu người câu chuyện em thích.
- Phần kết thúc của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là kể lại nội dung câu chuyện.
- Phần mở đầu của đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là giới thiệu tên, cảm nhận của em về câu chuyện.
- Phần mở đoạn là kể, tả lại những gì em đã đọc được trong câu chuyện.
Câu 19: Em có thể giới thiệu những gì về câu chuyện mình đã đọc?
- Tên câu chuyện.
- Cảm nhận chung.
- Nhân vật của câu chuyện.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Những lưu ý khi triển khai viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện là gì?
- Cần giới thiệu được câu chuyện em có ấn tượng đặc biệt.
- Cần nêu được lí do em thích câu chuyện và tình cảm của em đối với câu chuyện.
- Chú ý cách dùng từ ngữ.
- Tất cả các đáp án trên.
Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn
20/20
Trả lờiXóa