Bài 1. Về thăm bà
Đọc văn bản trong trang 41, SGK Tiếng Việt lớp 4, bộ sách Chân trời sáng tạo để trả lời câu hỏi từ 1 - 6
Câu 1: Những hình ảnh nào miêu tả đường vào nhà bà?
- Con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió
- Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí
- Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí
- Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 2: Ý nào dưới đây là những từ ngữ thể hiện cảm xúc của cháu khi gặp lại bà?
- Xúc động và vui vẻ
- Buồn bã và chán nản
- Cảm động và mừng rỡ
- Vui vè, hạnh phúc
Câu 3: Ý nào dưới đây là những từ ngữ thể hiện cảm xúc của bà khi gặp lại cháu?
- Âu yếm
- Đôi mắt hiền từ
- Thương mến
- Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 4: Những chi tiết nào thể hiện sự quan tâm của bà đối với Thanh?
- Giục Thanh vào nhà kẻo nắng
- Giục Thanh vào nhà kẻo nắng
- Giục Thanh vào nhà kẻo nắng
- Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 5: Vì sao mỗi lần trở về với bà, Thanh luôn thấy thong thả và bình yên?
- Vì bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để yêu mến Thanh.
- Vì bà vẫn che chở cho Thanh như những ngày còn nhỏ.
- Vì căn nhà và thửa vườn của bà rất mát mẻ, dễ chịu.
- Vì nước trong bể mát rượi, soi bóng những mảnh trời xanh.
Câu 6: Câu chuyện truyền tải cho em thông điệp về:
- Tình lòng yêu nước và yêu đồng bào
- Lòng nhân ái
- Tình cảm giữa các thành viên trong gia đình
- Sự dũng cảm
Câu 7: Nghĩa của từ "lắng đọng" là gì?
- Có dáng vẻ đang hết sức tập trung suy nghĩ điều gì
- Lưu lại, lắng lại trong chiều sâu tình cảm
- Bay rất cao trên không trung
- Rộng lớn đến mức tầm mắt không sao bao quát hết được
Câu 8: Tìm động từ trong các đoạn văn: Mùa xuân về, những cành cây khẳng khiu bắt đầu nhú lộc biếc. Nắng ban mai tỏa khắp mặt đất, đánh thức mọi vật. Hai bên đường, những khóm hoa dại đua nhau nở.
- Về, cành cây, tỏa khắp, đánh thức, nở
- Về, nhú lộc, tỏa khắp, đánh thức, nở
- Về, nhú lộc, tỏa khắp, ban mai, nở
- Về, nhú lộc, tỏa khắp, đánh thức, khóm hoa
Câu 9: Nghĩa của từ "Trầm tư" là gì?
- Lưu lại, lắng lại trong chiều sâu tình cảm
- Bay rất cao trên không trung
- Có dáng vẻ đang hết sức tập trung suy nghĩ điều gì
- Rộng lớn đến mức tầm mắt không sao bao quát hết được
Câu 10: Nghĩa của từ "bay bổng" là gì?
- Lưu lại, lắng lại trong chiều sâu tình cảm
- Có dáng vẻ đang hết sức tập trung suy nghĩ điều gì
- Bay rất cao trên không trung
- Rộng lớn đến mức tầm mắt không sao bao quát hết được
Câu 11: Nghĩa của từ "bát ngát" là gì?
- Lưu lại, lắng lại trong chiều sâu tình cảm
- Có dáng vẻ đang hết sức tập trung suy nghĩ điều gì
- Bay rất cao trên không trung
- Rộng lớn đến mức tầm mắt không sao bao quát hết được
Câu 12: Câu mở đoạn thường làm gì?
- Giới thiệu nhân vật.
- Nêu khái quát cảm nghĩ về đặc điểm của nhân vật.
- Cả A và B.
- Làm rõ những đặc điểm của nhân vật.
Câu 13: Các câu nối tiếp câu mở đoạn làm nhiệm vụ gì?
- Nêu cảm xúc về nhân vật.
- Giới thiệu đặc điểm tính cách của nhân vật.
- Nêu cảm nghĩ về đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
- Làm rõ những đặc điểm đã nêu ở câu mở đoạn.
Câu 14: Viết đoạn văn về một nhân vật là như thế nào?
- Nêu ý kiến của mình về nhân vật đó.
- Nêu cảm xúc của mình đối với nhân vật đó.
- Nêu suy nghĩ của mình đối với một câu chuyện.
- Nêu cảm nghĩ về đặc điểm (ngoại hình, tính cách) của nhân vật đó.
Câu 15: Nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật?
- Xác định nhân vật mình muốn viết → Tìm ý → Sắp xếp ý → Viết đoạn văn → Hoàn chỉnh đoạn văn.
- Xác định nhân vật mình định viết → Tìm ý → Viết đoạn văn → Sắp xếp ý.
- Tìm ý → Sắp xếp ý → Viết đoạn văn → Giới thiệu nhân vật mình định viết.
- Giới thiệu nhân vật mình định viết → Tìm ý → Viết đoạn văn → Sắp xếp ý → Hoàn chỉnh đoạn văn.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 16-20.
Trong dân gian của chúng ta, có biết bao nhiêu nhân vật truyền thuyết nổi tiếng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học khác nhau. Trong số đó, có lẽ nhân vật mà em yêu thích và đã để lại cho em nhiều ấn tượng đó chính là Sơn Tinh. Sơn Tinh là một vị thần ở núi Tản Viên đã chống chọi mọi cuộc tấn công của Thủy Tinh khi hai người đang cố giành Mị Nương cho mình. Sơn Tinh đại diện cho bên tốt, có lòng vị tha và khoan dung, ngược lại, Thủy Tinh là một người rất xấu xa, đã đang lũ làm ngập lụt, thiệt hại cho nhân dân. Trong câu chuyện, Sơn Tinh đã cố làm mọi cách để không cho Thủy Tinh dâng nước phá hoại làng xóm. Em rất yêu thích nhân vật Sơn Tinh!
Câu 16: Câu chuyện trên viết về nhân vật nào?
- Mị Nương.
- Thủy Tinh.
- Tản Viên.
- Sơn Tinh.
Câu 17: Câu mở đoạn có tác dụng gì?
- Mô tả đặc điểm của nhân vật.
- Giới thiệu về nhân vật người viết yêu thích.
- Giới thiệu đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
- Nêu suy nghĩ về nhân vật.
Câu 18: Các câu tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn?
- Giới thiệu thông tin về nhân vật.
- Khái quát câu chuyện liên quan đến nhân vật.
- Cảm nghĩ về nhân vật.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 19: Ý nào sau đây không đúng đối với đoạn văn trên?
- Người viết nêu cảm nghĩ chung về nhân vật.
- Người viết rất ấn tượng với nhân vật này.
- Người viết nêu đặc điểm tính cách của nhân vật.
- Người viết nêu đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
Câu 20: Người viết có cảm xúc gì với nhân vật mình viết?
- Ấn tượng.
- Yêu thích.
- Cả A và B.
- Ghét bỏ.
0 Comments:
Đăng nhận xét