tR

Trắc nghiệm Tiếng Việt 7
Bài 8. Mùa thu

Đọc văn bản trong trang 37, SGK Tiếng Việt lớp 4, bộ sách Chân trời sáng tạo để trả lời câu hỏi từ 1 - 4

Mùa thu

    Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông.

    Đêm xuống, mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh trôi bồng bềnh trên nền trời chi chít ánh sao. Rồi trăng không còn khuyết và tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu. 

    Mùa thu, tiết trời trong thanh dịu nhẹ, con đường làng bỗng như quen, như lạ. Mỗi sớm đến trường, bước chân chợt ngập ngừng khi đánh thức những bụi cây non vẫn còn đang ngái ngủ. Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm cho chú chim non bừng tỉnh giấc, bay vút lên trời rồi cất tiếng hót líu lo.

    Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc đến nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến những chú chim đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ. 

Theo Huỳnh Thị Thu Hương

Câu 1: Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả tả khu vườn mùa thu bằng những hình ảnh nào?

  • Những khu vườn đầy lá vàng xao động
  • Trái bưởi da xanh căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ
  • Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót
  • Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 2: Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả tả khu vườn mùa thu bằng những âm thanh nào?

  • Trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ
  • Những khu vườn đầy lá vàng xao động
  • Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót
  • Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 3: Từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng trong văn bản là:

  • Mảnh trăng nhẹ tênh, mong manh trôi bồng bềnh trên nền trời chi chít sao
  • Trăng không còn khuyết và tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu.
  • A và B đều đúng
  • A và B đều sai

Câu 4: Vì sao con đường làng vào mùa thu bỗng "như quen, như lạ"?

  • Con đường bị lá cây phủ kín sắc vàng không nhìn ra được
  • Vì con đường bị cải tạo
  • Tiết trời mùa thu trong xanh dịu nhẹ và cảnh vật mùa thu trở nên sống động và khác biệt hơn.
  • Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 5: Trong các từ sau, từ nào là từ láy?

  • Trong các từ sau, từ nào là từ láy?
  • Gươm giáo.
  • Che chở
  • Mỏi mệt.

Câu 6: Khái niệm chính xác và đầy đủ nhất về từ?

  • Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa
  • Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa, dùng độc lập, để tạo câu.
  • Từ là yếu tố ngôn ngữ nhỏ nhất được dùng tạo câu
  • Từ được tạo thành từ một tiếng.

Câu 7: Từ “khanh khách” là từ gì?

  • Từ đơn
  • Từ ghép đẳng lập
  • Từ láy tượng thanh
  • Từ ghép chính phụ

Câu 8: Đơn vị cấu tạo từ là gì?

  • Từ
  • Chữ cái
  • Tiếng
  • Nguyên âm

Câu 9: Câu tục ngữ : Dân ta có một chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng minh, đồng lòng. Câu đó nói đến điều gì ?

  • Tinh thần yêu nước.
  • Tinh thần đoàn kết, tương trợ.
  • Sự trung thành.
  • Khiêm tốn.

Câu 10: Đối lập với đoàn kết, tương trợ là?

  • Vô ơn.
  • Trung thành.
  • Khoan dung.
  • Chia rẽ.

Câu 11: Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc nào

  • Đoàn kết.
  • Tương trợ.
  • Khoan dung
  • Trung thành.

Câu 12: Biểu hiện của đoàn kết, tương trợ là?

  • Cùng nhau làm bài khó.
  • Đưa bạn đến bệnh viện khi gặp tai nạn.
  • Cõng bạn đến lớp khi chân bạn bị gãy.
  • Cả A, B, C

Câu 13: Phần đầu đơn không có mục nào dưới đây?

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn.
  • Tên người hoặc cơ quan, tổ chức nhận đơn.
  • Địa điểm viết đơn.
  • Nguyện vọng viết đơn.

Câu 14: Về hình thức, đơn gồm mấy phần?

  • 2 phần
  • 3 phần
  • 4 phần
  • 5 phần

Câu 15: Phần đầu mỗi loại đơn cần viết gì?

  • Tên đơn.
  • Lí do viết đơn.
  • Quốc hiệu, tiêu ngữ.
  • A và C đều đúng.

Câu 16: Với trường hợp xin tham gia một hoạt động thể thao ở trường, em cần viết đơn gửi ai?

  • Gửi giáo viên phụ trách hoạt động.
  • Gửi ban giám hiệu.
  • Cả A và B.
  • Gửi bạn bè.

Câu 17: Trường hợp nào sau đây cần viết đơn?

  • Xin tham gia một hoạt động học tập hoặc lao động, thể thao, văn nghệ.
  • Đề nghị sắp xếp lại nhóm học tập cho phù hợp.
  • Đề nghị làm khu vui chơi cho trẻ em.
  • Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Có những điểm nào cần lưu ý khi viết đơn?

  • Hình thức của đơn.
  • Nội dung của đơn.
  • Cả A và B.
  • Người viết đơn.

Câu 19: Cần viết nội dung gì nối tiếp quốc hiệu, tiêu ngữ?

  • Lí do viết đơn.
  • Đối tượng nhận đơn.
  • Nơi nhận đơn.
  • Tên đơn.

Câu 20: Nội dung đơn thông thường bao gồm những gì?

  • Tên đơn.
  • Chữ kí và họ tên người viết đơn.
  • Địa điểm viết đơn
  • Giới thiệu bản thân, lí do viết đơn.
Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top