tR

Lý thuyết Tiếng Việt 7
Bài 4 đọc Thảo nguyên bao la

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng về thảo nguyên?

  • Thảo nguyên là vùng có lượng mưa rất ít, ít hơn lượng cần thiết để hầu hết các loại thực vật sinh trưởng
  • Thảo nguyên là nơi sinh sống của nhiều loài và có thể phân chia thành vài đới (vùng, tầng) như vùng biển khơi, vùng đáy, vùng chiếu sáng, vùng thiếu sáng ...
  • Thảo nguyên chạy dài từ các dãy núi xuống tận chân trời thành những triền đất thoai thoải, rồi 
  • Thảo nguyên là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người 

Câu 2: Vị trí của thảo nguyên được nhắc đến trong bài là ở đâu?

  • Gần hồ I-xức-kun 
  • Trong hồ I-xức-kun 
  • Rất xa hồ I-xức-kun 
  • Tất cả những ý trên đều sai 

Câu 3: Khi hết tuyết, mặt đất thảo nguyên như thế nào?

  • Trơ trụi và ẩm ướt
  • Màu mỡ
  • Hoa đua sắc nở
  • Nước ngập 

Câu 4: Khi tuyết tan, con người làm gì?

  • Chăn nuôi gia súc
  • Cày cấy
  • Dựng lều
  • Tất cả những ý trên đều đúng 

Câu 5: Loại gia súc nào được nhắc đến trong đoạn hai?

  • Cừu
  • Trâu
  • Lợn 

Câu 6: Qua câu "Chợt đến chỗ rẽ ra hồ, tôi giật thót người lên: những con thiên nga! Lần thứ hai trên đời tôi được trông thấy bầy thiên nga mùa xuân bay về trên hồ I-xức-kun." em nhận ra điều gì?

  • Thiên nga xuất hiện rất nhiều ở khu vực này
  • Thiên nga rất ít khi xuất hiện ở khu vực này
  • Thiên nga rất thỉnh thoảng sẽ xuất hiện ở khu vực này
  • Thiên nga rất thích sống ở khu vực này 

Câu 7: Giải nghĩa từ "rỉa cát".

  • Dải cát
  • Bờ biển
  • Bờ sông
  • Cồn cát 

Câu 8: Trong câu "Những đợt sóng xanh bạc đầu như thể nắm tay nhau chạy từng hàng lên bờ cát vàng". Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • Nhân hóa
  • So sánh
  • Ẩn dụ
  • Hoán dụ 

Câu 9: Khi mặt trời khuất dần sau rặng núi, mặt nước phía xa có màu gì?

  • Màu vàng
  • Màu cam
  • Màu hồng
  • Màu xanh 

Câu 10: Những từ nào dưới đây miêu tả đặc điểm của bầy thiên nga?

  • Đen, lượn vòng, lượn đi lượn lại, tiếng kêu rộn rã thảng thốt, bay vút lên cao, dang rộng đôi cánh vun vút lao xuống
  • Trắng, lượn vòng, lượn đi lượn lại, tiếng kêu rộn rã thảng thốt, bay vút lên cao, dang rộng đôi cánh vun vút lao lên
  • Trắng, lượn vòng, lượn đi lượn lại, tiếng kêu rộn rã thảng thốt, bay vút lên cao, dang rộng đôi cánh vun vút lao xuống
  • Đen, lượn vòng, lượn đi lượn lại, tiếng kêu rộn rã thảng thốt, bay vút lên cao, dang rộng đôi cánh vun vút lao lên 

Câu 11:  Dòng nào không phải là công dụng của dấu gạch ngang?

  • Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
  • Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  • Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  • Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 12: Dấu gạch ngang trong những phần sau dùng để làm gì?

a) Tàu Hà Nội – Vinh khởi hành lúc 21 giờ.

b) Thừa Thiên – Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch.

  • Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
  • Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  • Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  • Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 13: Công dụng của dấu ngoặc kép là gì?

  •  Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  • Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai.
  • Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san... được dẫn.
  • Tất cả các ý trên. 

Câu 14: Tác dụng của dấu ngoặc đơn là gì?

  • Đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
  • Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép)
  • Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, ...)
  • Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)

Câu 15: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn trong các ví dụ sau:
Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

  • Bổ sung thêm thông tin cho phần in đậm và phần trong ngoặc kép
  • Giải thích nghĩa của phần in đậm và phần trong ngoặc kép
  • Thuyết minh thêm cho phần in đậm và phần trong ngoặc kép
  • Cả A, B, C đều đúng

Câu 16: Ý nào nói đúng nhất tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau:
Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

  • Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước
  • Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước
  • Giải thích cho phần đứng trước
  • Cả A, B, C đều đúng

Câu 17: Có thể bỏ dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau được không?
Tuy thế người con trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.

  • Không

Câu 18: Câu nào sau đây dùng dấu ngoặc kép với công dụng đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt có hàm ý mỉa mai?

  • Cái dáng "to con" của anh người hầu làm cả đám con nít đang chơi cuối phố cười ầm cả lên.
  • Cái An nhỏ nhẹ nói với chị Liên: "Em thắp đèn lên chị nhé?"
  • "Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8" là cả một bầu trời tri thức của học sinh muốn được khám phá.
  • Tác phẩm "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao là một kiệt tác nghệ thuật của nền văn học nước nhà.

Câu 19: Đâu là trình tự của bài văn miêu tả con vật?

  • Mở bài, kết bài, thân bài.
  • Thân bài, kết bài, mở bài.
  • Mở bài, thân bài, kết bài.
  • Kết bài, thân bài, mở bài.

Câu 20: Đâu không phải tác dụng của phần thân bài miêu tả con vật?

  • Tả ngoại hình con vật.
  • Nêu cảm nghĩ về con vật.
  • Tả tính tình con vật.
  • Tả hoạt động của con vật.
Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top