tR

Lý thuyết Tiếng Việt 7
Bài 3 đọc Nàng tiên Ốc

Câu 1: Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống?

  • Bà lão kiếm sống bằng nghề mò cua bắt ốc.         
  • Bà lão kiếm sống bằng nghề nuôi ốc gia truyền.         
  • Bà lão kiếm sống bằng nghề bán hàng nước chè.           
  • Bà lão kiếm sống bằng nghề đồng áng

Câu 2: Câu chuyện kết thúc như thế nào?

  • Nàng tiên vô cùng tức giận vì bà lão đã đập vỡ chiếc vỏ của mình nên quyết định trừng phạt bà lão.
  • Bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như hai mẹ con.   
  • Nàng tiên sợ hãi biến mất, từ đó bà lão không còn thấy nàng tiên hiện lên nữa.   
  • Vỏ ốc từ từ lành lại, nàng tiên chui nhanh vào vỏ ốc và từ đó không bao giờ chui ra nữa.

Câu 3: Bà lão đã làm gì khi bắt được một con ốc đẹp và khác với những con ốc bình thường?

  • Bà lão đem ra chợ bán với giá cao.          
  • Bà lão đem về rửa sạch rồi tặng cho cô con gái.          
  • Bà lão thả ra vì nghe thấy tiếng cầu khẩn của con ốc.         
  • Bà lão thấy thương, không muốn bán nên đem về nhà thả vào chum nước để nuôi.

Câu 4: Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy gì?

  • Thấy con Ốc xanh bà đem về đang làm việc nhà.        
  • Thấy từ trong vỏ ốc xanh hiện ra hai người con gái vô cùng xinh đẹp.       
  • thấy một nàng tiên từ trong chum bước ra.     
  • Thấy con Ốc mà bà đem về đã bò ra khỏi chum và đang bò xung quanh nhà.

Câu 5: Từ khi có Ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ?

  • Mỗi ngày trở về trong nhà bà đều phát hiện trong nhà có thêm một đồ vật mới.      
  • Mỗi ngày trở về nhà, bà thấy nhà cửa đã được quét sạch sẽ, đàn lợn đã được cho ăn, cơm nước đã nấu sẵn, vườn rau được nhặt sạch cỏ.     
  • Mỗi ngày trở về , bà phát hiện ra nhà lại bị mất đi một số đồ vật quý.        
  • Mỗi ngày trở về nhà, bà đều ngửi thấy một mùi thơm kì lạ mà trước nay bà chưa từng thấy.

Câu 6: Sau khi biết được từ trong vỏ ốc có nàng tiên chui ra, bà lão đã làm gì?

  • Bà lão bí mật đập vỡ vỏ ốc, rồi ôm lấy nàng tiên không cho chui vào nữa.   
  • Kể từ đó, ngày nào bà lão cũng về sớm để rình xem nàng tiên Ốc làm những gì.       
  • Bà lão hốt hoảng kêu lên rồi hô hoán làng xóm sang.      
  • Bà lão sợ hãi chạy khỏi nhà.

Câu 7: Ý nào dưới đây là biểu hiện của lòng nhân hậu?

1. Thương yêu, quý trọng, quan tâm đến mọi người.          

2. Nỗ lực, quyết tâm để đạt được mục tiêu mình đã đề ra.       

3.Cảm thông, sẵn sang chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.          

4.Yêu thiên nhiên, chăm chút, nâng niu từng mầm nhỏ của sự sống.        

5.Tranh cãi với bạn đến cùng để mình giành được phần thắng.  


6.Tình tình hiền hậu, không nghịch ác hoặc xúc phạm người khác.

  • 1, 3, 5, 6 
  • 1, 3, 4, 5
  • 1, 3, 4, 6 
  • 1, 2, 4, 6 

Câu 8: Khái niệm lòng nhân ái:

  • Là tình yêu thương giữa con người với con người
  • Là tấm lòng tri ân, luôn ghi nhớ công ơn nuôi dạy, giúp đỡ của người khác với mình
  • Là một đức tính tôn trọng cha mẹ và tổ tiên của mình
  • Tất cả đáp án trên

Câu 9: Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” nói về lòng nhân ái, đúng hay sai?

  • Đúng
  • Sai

Câu 10: Hành động nào sau đây được coi là biểu hiện của lòng nhân ái?

  • Ủng hộ lũ lụt cho người dân miền Trung
  • Quyên góp tiền cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn
  • Tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người nghèo
  • Tất cả đáp án trên

Câu 11: Điền từ thích vào chỗ trống trong câu ca dao nói về lòng nhân ái sau:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải .... cùng.

  • yêu nhau
  • thương nhau
  • hận nhau
  • ghét nhau

Câu 12: Trong cuộc sống, lòng nhân ái ảnh hưởng như thế nào đối với mỗi người?

  • Có thể vượt qua cơn khốn khó
  • Đem lại tình yêu thương giữa con người với nhau
  • Thấu hiểu được cuộc sống của nhau
  • Tất cả đáp án trên

Câu 13: Trong các câu sau đây, câu nào nói về lòng nhân ái?

  • Thấy người hoạn nạn thì thương 
  • Thấy người cùng khổ lại càng thương hơn 
  • Thương người như thể thương thân 
  • Tất cả đáp án trên

Câu 14: Tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong các câu sau: Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, là, bài đầy đủ.

  •  Bằng một giọng thân tình
  • Thầy khuyên chúng em gắng học bài, là, bài đầy đủ
  • A và B đều đúng
  • A và B đều sai 

Câu 15: Tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong các câu sau: Với đầu óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người họa sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.

  • Người họa sĩ dân gian đã sáng tạo 
  • Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo
  • A và B đều đúng
  • A và B đều sai 

Câu 16: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “ Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao) ?

  • Dần đi ở từ năm chửa mười hai
  • Khi ấy
  • Đầu nó còn để hai trái đào
  • Cả A, B, C đều sai.

Câu 17: Trạng ngữ “ Trên bốn chòi canh” trong câu “ Trên bồn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” ( Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì?

  • Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • Mục đích của hành động được nói đến trong câu
  • Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 18: Trạng ngữ "Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy" trong câu "Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời" (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì?

  • Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu.
  • Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu 19: Theo cấu tạo của một bài văn tả con vật thân bài gồm những gì?

  • Tả hình dáng con vật.
  • Tả tính tình, hoạt động của con vật.
  • Nêu ích lợi của con vật
  • Cả ba đáp án trên.

Câu 20: Đâu là trình tự của bài văn miêu tả con vật?

  • Mở bài, kết bài, thân bài.
  • Thân bài, kết bài, mở bài.
  • Mở bài, thân bài, kết bài.
  • Kết bài, thân bài, mở bài.
Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top