tR

Trắc nghiệm Tiếng Việt 7
Ôn tập giữa học kì I Tiết 1
Đọc văn bản trong trang 74 , SGK Tiếng Việt lớp 4, bộ sách Chân trời sáng tạo để trả lời câu hỏi từ 1 - 5

Tiếng chim

Sau mưa chim hót tưng bừng

Ngỡ cơn mưa nở ra từng đàn chim

Đầy không gian tiếng gọi tìm

Giơ tay tưởng chạm vào nghìn âm thanh

Vườn cây lá mượt mà xanh

Tiếng chim nặng trĩu đầu cành bềnh bông

Bên sông dựng chiếc cầu vồng

Rung rinh gánh tiếng hót cong hai đầu

Vừng đông ló mặt đỏ au

Gió xua mây xám cho bầu trời xanh

Mái trường rực rỡ bình minh

Chúng em đứng giữa âm thanh màu hồng

Tiếng chim rộn rã từng không

Sân trường em cũng một vùng xôn xao

Thanh Hào

Câu 1: Ý nào dưới đây là những hình ảnh cho thấy tiếng chim lấp đầy không gian?

  • Đầy không gian tiếng gọi tìm
  • Giơ tay tưởng chạm vào nghìn âm thanh
  • Tiếng chim nặng trĩu đầu cành bềnh bông
  • Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 2: Ý nào dưới đây là chi tiết miêu tả hình ảnh không gian?

  • Vườn cây lá mượt mà xanh
  • Vừng đông ló mặt đỏ au
  • Mái trường rực rỡ bình minh
  • Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 3: Chiếc cầu vồng bên sông có gì đặc biệt?

  • Mang lại sự lặng lẽ và âm thanh tuyệt vời cho vùng đất xung quanh
  • Gánh bởi tiếng hót của đàn chim
  • A và B đều đúng
  • A và B đều sai

Câu 4: Khi giới thiệu về một câu chuyện, em cần lưu ý những gì?

  • Tên truyện
  • Tên nhân vật
  • Nội dung truyện
  • Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 5: Khi kết thúc câu chuyện, em có thể nêu những gì trong bài viết của mình?

  • Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình về nội dung câu truyện
  • Giới thiệu khái quát về bản thân
  • A và B đều đúng
  • A và B đều sai

Câu 6: Câu thơ sau đây trong bài Tre Việt Nam gợi lên phẩm chất gì của người Việt Nam?
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

  • Cần cù
  • Đoàn kết
  • Ngay thẳng
  • Hi sinh

Câu 7: Trong chủ điểm mảnh ghép yêu thương có những bài tập đọc nào là truyện kể?

  • Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
  • Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
  • Về thăm bà
  • Người ăn xin

Câu 8: Trong câu sau có mấy danh từ chung, mấy danh từ riêng?

  • 4 danh từ chung, 1 danh từ riêng.
  • 2 danh từ chung, 2 danh từ riêng.
  • 3 danh từ chung, 1 danh từ riêng.
  • 1 danh từ chung, 1 danh từ riêng.

Câu 9: Danh từ chỉ đơn vị tính toán quy ước không chính xác?

  • Lúc, buổi, hồi, dạo
  • Đoạn, miếng, mẩu, khúc
  • Thìa, cốc, bơ, thúng
  • Khóm, bụi, cụm

Câu 10: Danh từ nào dưới đây không phải danh từ riêng chỉ tên dòng sông?

  • Hồng.
  • Đà.
  • Hương.
  • Danh từ nào dưới đây không phải danh từ riêng chỉ tên dòng sông?

Câu 11: Các từ Nguyễn Ngọc Linh, Bùi Hòa Bình, Nguyễn Lan Anh là danh từ chung vì nó chỉ người.
Theo con nhận định trên đúng hay sai?

  • Sai
  • Đúng
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi từ 11 đến 15:
Thỏ và Rùa
Câu chuyện về cuộc tranh tài xem ai chạy nhanh hơn của Rùa và Thỏ. Bắt đầu cuộc thi, Thỏ đã xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng, chạy được một quãng đường, sau khi đã xác định bỏ Rùa một đoạn khá xa thì Thỏ yên tâm nằm chợp mắt dưới bóng cây mát ven đường. Rùa dù chạy chậm nhưng vẫn miệt mài tiến về phía trường, cố gắng không ngừng nghỉ đến khi đi qua gốc cây thấy Thỏ đang nằm ngủ, Rùa đã từ từ vượt qua và về đến đích giành chiến thắng. Lúc này, Thỏ giật mình dậy và nhận ra Rùa đã về đích, Thỏ biết mình đã thua cuộc vì sự chủ quan của bản thân. Qua đó, chúng ta có thể học được rằng con người cần phải siêng năng, kiên trì, không được chủ quan, khinh địch dù ta có mạnh hơn nhiều đi chăng nữa.

Câu 12: Câu chuyện kể về cuộc tranh tài gì?

  • Cuộc thi hùng biện giữa Thỏ và rùa
  • Cuộc thi kể chuyện giữa Thỏ và rùa
  • Tất cả những ý trên đều sai
  • Cuộc thi chạy giữa Thỏ và rùa

Câu 13: Xác định có mấy danh từ trong câu sau: "Câu chuyện về cuộc tranh tài xem ai chạy nhanh hơn của Rùa và Thỏ"

  • 4
  • 5
  • 3
  • 6

Câu 14: Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?

  • Lời của nhân vật Rùa.
  • Lời của người kể chuyện.
  • Lời của nhân vật Thỏ.
  • Lời của nhân vật Sên.

Câu 15: Theo em, vì sao Thỏ lại thua Rùa?

  • Vì Thỏ chủ quan, coi thường Rùa
  • Vì Thỏ nhường Rùa
  • Vì Thỏ chạy chậm hơn rùa
  • Vì Thỏ bị thương nên không chạy được

Câu 16: Qua đó, chúng ta có thể học được điều gì?

  • Con người cần phải siêng năng, kiên trì, không được chủ quan, khinh địch dù ta có mạnh hơn nhiều đi chăng nữa
  • Con người cần phải siêng năng, kiên trì, không được chủ quan, khinh địch dù ta có mạnh hơn nhiều đi chăng nữa
  • A và B đều đúng
  • A và B đều sai

Câu 17: A và B đều sai

  • Là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.
  • Đơn vị nhỏ nhất, cấu tạo thành câu và mang cấu tạo ổn định với một nghĩa hoàn chỉnh, được dùng để cấu thành nên câu.
  • Đưa ra khái niệm, định nghĩa từ biểu thị.
  • Đưa ra sử dụng rộng rãi những gì mới in, mới xuất bản.

Câu 18: Danh từ riêng nào dưới đây là tên người?

  • Hà Nội.
  • Hồ Chí Minh.
  • Thái Nguyên.
  • Long Biên.

Câu 19: Điền từ vào chỗ trống: Các danh từ riêng phải ...... các chữ cái đầu tiên.

  • Viết thường.
  • Viết hoa.
  • Tất cả các đáp án trên đều sai.
  • Xen kẽ viết hoa và viết thường.

Câu 20: Trong câu ca dao sau, danh từ riêng nào chưa được viết hoa?
Đồng đăng có phố kì lừa
Có nàng tô thị có chùa tam thanh.

  • Đồng Đăng, Phố Kì Lừa, Nàng Tô Thị, Chùa Tam Thanh.
  • Đồng Đăng, Kì Lừa, Tô Thị, Tam Thanh.
  • Kì Lừa, Tô Thị, Tam Thanh.
  • Kì Lừa, Nàng Tô Thị, Chùa Tam Thanh.

Câu 21: Danh từ riêng nào dưới đây là tên thành phố?

  • Chu Văn An.
  • Quốc Tử Giám.
  • Tố Hữu.
  • Hải Phòng.
Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top