tR

Lý thuyết Tiếng Việt 7
Bài 3 đọc Từ Cu-ba

Câu 1: Qua hai câu thơ đầu trong đoạn trích, em biết được thông tin gì?

  • Cu-ba cách Việt Nam nửa vòng trái đất
  • Cu-ba rất gần Việt Nam
  • Cu-ba thuộc châu Á
  • Cu-ba cách Việt Nam môt tầng mây 

Câu 2: Qua hai câu thơ sau, em biết Cu-ba là một đất nước như thế nào?
Nắng rực trời tơ và biển ngọc
Đảo tươi một dải lụa đào bay 

  • Cu-ba có thời tiết nắng nóng quanh năm
  • Cu-ba có biển rất đẹp
  • Cu-ba là bạn thân của Việt Nam
  • Tất cả những ý trên đều sai 

Câu 3: Trong câu thơ "Em ạ, Cu-ba ngọt lịm đường/ Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương" tác giả đã đề cập đến thông tin gì?

  • Cu-ba trồng rất nhiều loại nông sản khác nhau
  • Người dân Cu-ba thích ăn ngọt
  • Cu-ba trồng nhiều mía để sản xuất đường
  • Cu-ba là thiên đường kẹo ngọt 

Câu 4: Trong khổ thứ hai, tác giả đã để cập đến những loại cây ăn quả gì?

  • Mía
  • Cam, xoài
  • A và B đều đúng
  • A và B đều sai 

Câu 5: Qua khổ thơ cuối, em biết thêm thông tin gì về tác giả?

  • Tác giả viết bài thơ khi đang ở Cu-ba
  • Tác giả viết khi được nhìn đất nước Cu-ba qua ti vi
  • Tác giả viết khi có đoàn ngoại giao cu-ba đến Việt Nam
  • Tất cả những ý trên đều sai 

Câu 6: Qua khổ thơ cuối, em cảm nhận được gì ở tác giả?

  • Tác giả rất yêu quý đất nước Cu-ba
  • Tác giả không thích đất nước Cu-ba
  • Tác giả rất nhớ đất nước Cu-ba
  • Tác giả muốn nhanh chóng trở về quê hương của mình 

Câu 7: Tác dụng của dấu ngoặc đơn là gì?

  • Đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó
  • Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép)
  • Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, ...)
  • Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)

Câu 8: Hãy chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn trong các ví dụ sau:
Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.

  • Bổ sung thêm thông tin cho phần in đậm và phần trong ngoặc kép
  • Giải thích nghĩa của phần in đậm và phần trong ngoặc kép
  • Thuyết minh thêm cho phần in đậm và phần trong ngoặc kép
  • Cả A, B, C đều đúng

Câu 9: Có thể bỏ dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau được không?
Tuy thế người con trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.

  • Không

Câu 10: Ý nào nói đúng nhất tác dụng của dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau:
Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

  • Bổ sung thêm thông tin cho phần đứng trước
  • Thuyết minh thêm thông tin cho phần đứng trước
  • Giải thích cho phần đứng trước
  • Cả A, B, C đều đúng

Câu 11: Dấu ngoặc đơn trong ví dụ sau được dùng để làm gì?

Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí tự do”.

(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)

  • Dùng để đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ họ ngụ ý chỉ ai (những người bản xứ)
  • Có tác dụng nhấn mạnh đối tượng được nói đến trong câu
  • Câu A và B đều đúng
  • Câu A và B đều sai

Câu 12: Cấu tạo của một bài văn gồm có mấy phần?

  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Câu 13: Theo cấu tạo của một bài văn tả con vật kết bài gồm những gì?

  • Giới thiệu chung về con vật.
  • Miêu tả tính tình con vật.
  • Nêu cảm nghĩ về con vật.
  • Tả hình dáng con vật.

Câu 14: Theo cấu tạo của một bài văn tả con vật phần mở bài dung để làm gì?

  • Tả hình dáng con vật.
  • Nêu cảm nghĩ về con vật.
  • Tả tính tình hoạt động của con vật.
  • Giới thiệu đối tượng miêu tả (một con vật, một số con vật).

Câu 15: Đâu không phải tác dụng của phần thân bài miêu tả con vật?

  • Tả ngoại hình con vật.
  • Nêu cảm nghĩ về con vật.
  • Tả tính tình con vật.
  • Tả hoạt động của con vật.

Câu 16: Theo cấu tạo của một bài văn tả con vật thân bài gồm những gì?

  • Tả hình dáng con vật.
  • Tả tính tình, hoạt động của con vật.
  • Nêu ích lợi của con vật
  • Cả ba đáp án trên.

Câu 17: Đâu là chi tiết con có thể sử dụng khi miêu tả đặc điểm hoạt động của một chú chó?

  • Cứ mỗi sáng sớm, chú ta lại nhảy lên một cái gò cao rồi cất tiếng gáy đầy kiêu hãnh báo hiệu một ngày mới đến.
  • Mi Mi là một tay săn chuột thiên tài, đôi tay, bộ râu, chiếc mũi của chú sinh ra dường như là để phát hiện ra lũ chuột.
  • Đêm đến, Micky sẽ là người dũng sĩ quả cảm canh giấc ngủ cho cả nhà.
  • Gà mái ta có bộ lông vàng óng.

Câu 18: Đâu là trình tự của bài văn miêu tả con vật?

  • Mở bài, kết bài, thân bài.
  • Thân bài, kết bài, mở bài.
  • Mở bài, thân bài, kết bài.
  • Kết bài, thân bài, mở bài.

Câu 19: Những lưu ý khi viết bài văn miêu tả con vật là gì?

  • Đảm bảo cấu trúc ba phần.
  • Chữ viết sạch đẹp đúng chính tả.
  • Xác định đúng đối tượng tượng viết tránh lạc đề.
  • Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Đâu là chi tiết em có thể sử dụng khi miêu tả đặc điểm ngoại hình của một chú mèo mà em yêu thích?

  • Bộ lông đầy màu sắc, đỏ, đen, vàng xen lẫn nhau, bóng mượt như được bôi mỡ.
  • Chiếc mũi màu hồng xinh xắn, nhỏ nhắn và vô cùng dễ thương.
  • Cái đuôi thon dài, mỗi lần thấy có gì vui là lại ve vẩy mãi không thôi.
  • Tất cả các đáp án trên.
Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top