tR

Trắc nghiệm Tiếng Việt 7
Bài 1 Những ngày hè tươi đẹp

 Những ngày hè tươi đẹp

    Cuối cùng, kì nghỉ hè của tớ cũng khép lại. Tớ đã chuẩn bị sẵn sàng trở lại thành phố để bước vào năm học mới, vậy mà lúc chia tay, tớ cứ tiếc những ngày ở quê trôi nhanh quá.

    Sáng đó, như bao buổi sáng khác ở làng, trời lấp lánh nắng. Ông bà ôm tớ và nói: “Hè năm sau, anh em cháu nhớ về nhé!”. Tớ “dạ” thật to, không quên nhờ ông bà đặc biệt để ý đến con lợn út. Cô Lâm nói không cần đợi đến năm sau, cuối năm về dự đám cưới của cô với chú Khang. Khi ấy, chắc lợn út của tớ đã lớn tướng rồi. Ông bà cùng cô Lâm bịn rịn tiễn bố mẹ và anh em tớ ra đầu ngõ.

    Vừa lúc hội bạn ở làng ùa đến. Đứa nào cũng cầm trên tay một thứ gì đó.

    - Cậu tặng chúng tớ cuốn “Từ điển tiếng Việt” rồi, đây là quà, để cậu nhớ về chúng tớ. – Điệp nói thế, sau khi chìa cho tớ cây cỏ chọi gà lớn chưa từng thấy.

    Thằng Văn cho tớ hòn bi ve đẹp nhất, quý nhất của nó. Thằng Lê cho tớ hòn đá hình siêu nhân nhặt ở bờ suối, trước giờ vẫn được nó giữ như báu vật. Sau cùng là Tuyết, nó cho tớ chồng bánh đa chưa nướng, dặn lên phố nướng ăn để nhớ mà về chơi với nhau. 

    Tớ chào các bạn và hứa sẽ nhớ việc tập hợp sách để gửi về làm tủ sách ở đình làng.

    Trên xe ô tô, lần lượt ngôi nhà của ông bà, con đường làng tớ vẫn gọi là đường thơm, và cánh đồng nữa, trôi dần về phía sau. Tớ mở to mắt, nhìn, rồi tưởng tượng về mùa hè năm sau…

Văn Thành Lê

Câu 1: Ý nào dưới đây là nghĩa của từ "bịn rịn"?

  • Lưu luyến không muốn rời xa khi phải chia tay
  • Thái độ không dứt khoát làm vì còn nghi ngại
  • Làm quen cái mới, cái sắp thay đổi, cải tiến
  • Yêu thích vật gì đó không nỡ buông tay

Câu 2: Xác định danh từ trong câu sau: " Cuối cùng, kì nghỉ hè của tớ cũng khép lại".

  • Kì nghỉ hè
  • Cuối cùng
  • khép lại
  • Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 3: Xác định động từ trong các câu sau: "Ông ôm tớ và nói..."

  • Ông
  • Nói
  • Tớ
  • A và B đều đúng

Câu 4: Xác định danh từ chỉ người trong câu sau: "Ông nội rất thích đánh cờ vây vào mỗi buổi chiều."

  • Cờ vây
  • Buổi chiều
  • Ông nội
  • Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 5: Em hãy cho biết em gái ruột của mẹ gọi là gì?

  • Mợ
  • Cậu
  • Thím

Câu 6: Xác định danh từ chỉ đồ vật trong câu sau: "Ông nội rất thích đánh cờ vây vào mỗi buổi chiều."

  • Ông nội
  • Cờ vây
  • Buổi chiều
  • Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 7: Xác định danh từ chỉ thời gian trong câu sau: "Ông nội rất thích đánh cờ vây vào mỗi buổi chiều."

  • Ông nội
  • Cờ vây
  • Buổi chiều
  • Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 8: Thế nào là danh từ?

  • Danh từ là những từ chỉ hoạt động, tính chất của sự vật
  • Danh từ là những từ bổ sung ý nghĩa cho động và tính từ
  • Những từ biểu đạt sự vật tồn tại trong thực tế khách quan: từ chỉ người, sự vật, khái niệm
  • Danh từ là những hư từ

Câu 9: Cho câu sau: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện” có mấy danh từ?

  • 4
  • 6
  • 7
  • 5

Câu 10: Tìm danh từ chỉ đơn vị trong câu sau: Một tai họa đến mà đứa ích kỉ thì không thể biết trước được.

  • Đứa
  • Ích kỉ
  • Cả A và B
  • Một

Câu 11: Tìm danh từ chỉ đơn vị, không gian, thời gian:

  • Khoảnh, vùng, lúc, buổi
  • Cái, quyển, thằng, con
  • Thìa, cốc, bơ, gáo
  • Bọn, tụi, toán

Câu 12: Danh từ chỉ đơn vị tính toán quy ước không chính xác?

  • Lúc, buổi, hồi, dạo
  • Thìa, cốc, bơ, thúng
  • Khóm, bụi, cụm
  • Đoạn, miếng, mẩu, khúc

Câu 13: Từ nào là danh từ?

  • Khôi ngô.
  • Bóng tối.
  • Bú mớm.
  • Khỏe mạnh.

Câu 14: Tổ hợp từ nào không là cụm danh từ?

  • Một buổi chiều.
  • Rất tuyệt vời.
  • Nhà lão Miệng.
  • Trung thu ấy.

Câu 15: Danh từ chỉ đơn vị được phân chia thành?

  • Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên, đơn vị quy ước
  • Danh từ chung và danh từ riêng
  • Danh từ chỉ hiện tượng, danh từ chỉ sự vật
  • Danh từ chỉ khái niệm và danh từ chỉ đơn vị ước chừng

Câu 16: Danh từ chỉ đơn vị tính toán quy ước không chính xác?

  • Một mẩu, khúc
  • Hôm, buổi, hồi, dạo
  • Thìa, bát, lạt, chậu
  • Nhóm, tám, cụm

Câu 17: Danh từ chỉ đơn vị dùng để

  • Nêu tên từng người, từng sự vật, hiện tượng cụ thể
  • Nêu tên từng loại sự vật, hiện tượng
  • Nêu sự việc, hành động
  • Tính đếm, đo lường sự vật

Câu 18: Danh từ riêng dùng để

  • Gọi tên một loại sự vật
  • Gọi tên một người, một sự vật hay một địa phương cụ thể
  • Gọi tên một tập hợp sự vật
  • Tất cả các đáp án trên đúng

Câu 19: Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

  • "Sáng le lói dưới mặt hồ xanh".
  • "Đã chìm đáy nước".
  • "Đi chậm lại".
  • "Một con rùa lớn".

Câu 20: Trong các từ sau, từ nào là danh từ?

  • Ngất.
  • Cao.
  • Ăn.
  • kem.
Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


1 Comments:

 
Top