Ôn tập giữa học kỳ II
Câu 1: Những âm thanh trong câu thơ thứ hai của khổ thơ đầu gợi tả điều gì?
- Ngựa chạy nhanh
- Tâm trạng vui vẻ của bé
- Âm thanh của núi rừng
- Gió thổi lớn
Câu 2: Trong khổ thơ thứ hai, tác giả đã nhắc đến một hiện tượng tự nhiên nào?
- Mưa
- Nắng gắt
- Sương
- Bão
Câu 3: Trong khổ thơ thứ tư, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- So sánh
- Nhân hóa
- Đồng nghĩa, trái nghĩa
- Ẩn dụ
Câu 4: Giải nghĩa từ "lục lạc".
- Chuông nhỏ đeo thành chuỗi, khi rung phát ra tiếng nhạc
- Người điều khiển xe ngữa
- Chiếc dây thừng dùng để giữ ngựa
- Dùng để nâng đỡ cho người cưỡi hay vật tải khác, đeo trên lưng ngựa.
Câu 5: Giải nghĩa từ "xà ích".
- Chuông nhỏ đeo thành chuỗi, khi rung phát ra tiếng nhạc
- Người điều khiển xe ngữa
- Chiếc dây thừng dùng để giữ ngựa
- Dùng để nâng đỡ cho người cưỡi hay vật tải khác, đeo trên lưng ngựa.
Câu 6: Tìm cặp từ trái nghĩa thích hợp điền vào câu sau:
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non sao… nước, nước mà… non.
- Xa- gần
- Đi- về
- Nhớ- quên
- Cao- thấp
Câu 7: Từ nào không đồng nghĩa với từ “nhi đồng”?
- Trẻ em
- Trẻ con
- Trẻ tuổi
- Con trẻ
Câu 8: Giải nghĩa từ "rộn ràng".
- Có cái vui dậy lên từ nhiều phía, nhiều hướng do có tác động cùng một lúc của nhiều loại âm thanh, màu sắc
- Đông đúc, tấp nập
- Có rất đông người ăn ở và đi lại
- Tất cả những ý trên đều sai
Câu 9: Trật tự của câu nào thể hiện trước sau theo thời gian ?
- Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập. (Nguyễn Trãi)
- Đám than đã vạc hẳn lửa. (Tô Hoài)
- Tôi mở to đôi mắt, khẽ reo lên một tiếng thú vị. (Nam Cao)
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. (Nguyên Hồng)
Câu 10: Bài văn miêu tả cây cối thường gồm mấy phần?
- A. Một phần là phần mở bài
- Hai phần là mở bài và thân bài
- Ba phần là mở bài, thân bài và kết bài
- Bốn phần là mở bài, thân bài, kết bài và tái bút
Câu 11: Xác định nội dung của từng phần trong bài Cây mai tứ quý.  :
Cây mai tứ quý
Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc. Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền. Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại còn có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.
Theo Nguyễn Vũ Tiềm
Tên phần | Nội dung |
1.Mở bài | Cảm nghĩ của người viết về cây mai |
2.Thân bài | Giới thiệu bao quát về cây mai |
3.Kết bài | Tả chi tiết về hoa và trái cây mai |
- 1 - b, 2 - c, 3 - a
- 1 - c, 2 - b, 3 - a
- 1 - a, 2 - b, 3 - c
- Tất cả đáp án trên đều sai
Câu 12: Một câu có hai thành phần chính:
- chủ ngữ, trạng ngữ
- chủ ngữ, vị ngữ
- vị ngữ, trạng ngữ
- Không đáp án nào đúng
Câu 13: Câu mở đầu của đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật là gì?
- Nêu nội dung câu chuyện của mình với người đó.
- Nêu nhận xét, cảm nghĩ của mình về người đó.
- Giới thiệu nhân vật.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 14: Điền vào chỗ trống:" Câu có thể có......... chủ ngữ" :
- 1
- 2
- 2 hoặc nhiều hơn 2
- một hoặc nhiều
Câu 15: Khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật người viết cần làm gì?
- Giới thiệu người đó.
- Giới thiệu tên tác phẩm
- A, B đều không đúng.
- A, B đều đúng.
Câu 16: Cho câu “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam” đâu là chủ ngữ?
- Cây tre là
- Cây tre
- Cây tre là người bạn thân
- Cây tre là người bạn
Câu 17: Xác định bố cục của bài văn Bãi ngô
Bãi ngô Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà. Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên. Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi. Núp trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần. Mình có nhiều khía vàng vàng và những sợi tơ hung hung bọc trong làn áo mỏng óng ánh. Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về.
Nguyên Hồng
Tên phần | Nội dung |
1. Đoạn 1 | Từ “Trên ngọn,..” đến “…áo mỏng óng ánh” |
2. Đoạn 2 | Từ “Bãi ngô quê em…” đến “…trổ ra mạnh mẽ, nõn nà” |
3. Đoạn 3 | Từ “Trời nắng chang chang…” đến “…bẻ mang về” |
- 1 – a, 2 – b, 3 – c
- 1 – b, 2 – a, 3 – c
- 1 – c, 2 – a, 3 – b
- 1 – a, 2 – c, 3 – b
Câu 18: Phần kết bài Miêu tả cây cối có nội dung gì?
- Giới thiệu chung về cây
- Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển cảu cây
- Bày tỏ tình cảm, cảm xúc... hoặc liện hệ với người, vật.
- Giới thiệu về chủ của cái cây
Câu 19: Hãy chọn yêu cầu không đúng đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ.
- Chép chính xác, đầy đủ đoạn thơ được nêu cảm nghĩ
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
- Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả
- Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ
Câu 20: Phần thân bài Miêu tả cây cối có nội dung gì?
- Giới thiệu chung về cây
- Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển cảu cây
- Bày tỏ tình cảm, cảm xúc... hoặc liện hệ với người, vật.
- Giới thiệu về chủ của cái cây
20/20
Trả lờiXóa