tR

Trắc nghiệm Tiếng Việt 7
Bài 7. Gió vườn
Đọc văn bản trong trang 65 và , SGK Tiếng Việt lớp 4, bộ sách Chân trời sáng tạo để trả lời câu hỏi từ 1 - 5

 Gió vườn

Gió vườn không mải chơi xa

Nhắc chị cửa sổ mở ra suốt ngày,

Gió đi lắc lắc cành cây

Giục bác cổ thụ kể chuyện xa xưa.

Tìm hoa làn gió nhẹ đưa

Hương thơm tặng bướm ong vừa bay qua,

Gió vẽ lên mái tranh nhà

Một làn khói bếp giúp bà nấu cơm,

Gió thức từ sớm tinh sương

Gió đem mưa đến tưới vườn cho ông,

Gió yêu nhất buổi rạng đông

Con chim dậy hót. Nắng hồng. Trời xanh

Gió vườn chăm chỉ hiền lành

Làm bao việc nhỏ để thành lớn khôn.

Gió đi từ một góc vườn

Thổi ra trời rộng bốn phương bạn bè.

Lê Thị Mây

Câu 1: Trong bài thơ sử dụng biện pháp tu từ gì là chủ yếu?

  • Nhân hóa
  • So sánh
  • Ẩn dụ
  • Hoán dụ

Câu 2: Gió thân thiết với mỗi sự vật dưới đây như thế nào?

  • Tất cả những ý trên đều đúng.
  • Gió nhấc cửa sổ mở suốt ngày.
  • Gió lắc cành cây cổ thụ.
  • Gió thổi hương hoa tặng ong bướm.

Câu 3: Những việc làm nào cho thấy gió rất chăm chỉ?

  • Gió giúp bà nấu cơm.
  • Gió giúp ông đem mưa tưới vườn.
  • A và B đều đúng
  • A và B đều sai

Câu 4: Gió yêu nhất buổi nào trong ngày?

  • Sớm mai
  • Hoàng hôn
  • Rạng đông
  • Trưa hè

Câu 5: Hai dòng thơ cuối bài muốn nói lên điều gì?

  • Khi càng lớn, con người ta sẽ càng trưởng thành và có nhiều mối quan hệ hơn
  • Con người ta không bao giờ có thể sống nếu thiếu tình yêu
  • Tình bạn là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng trân trọng nhất
  • Tất cả những ý trên đều sai.

Câu 6: Dưới đây đâu là tên một câu chuyện?

  • Ông trời bật lửa.
  • Tấm Cám.
  • Cau.
  • Lên rẫy.
>

Câu 7: Quyển sách có tên “Các bệnh trẻ em thường gặp” thuộc thể loại sách nào?

  • Sách giáo khoa.
  • Thơ.
  • Sách phổ biến kiến thức.
  • Truyện.

Câu 8: Dưới đây đâu là tên một bài thơ?

  • Cô giáo nhỏ.
  • Một người chính trực.
  • Ông Mặt Trời óng ánh.
  • Những hạt thóc giống.

Câu 9: Các từ hay, thú vị, hấp dẫn, bổ ích thuộc nhóm nào dưới đây?

  • Hoạt động của thư viện.
  • Nhận xét của em về sách.
  • Hoạt động của em ở thư viện.
  • Nhận xét của giáo viên thư viện về e

Câu 10: Dưới đây đâu là tên sách phổ biến kiến thức?

  • Những trang sách tuổi thơ.
  • Cây tre Việt Nam.
  • Những chú bé giàu trí tưởng tượng.
  • Phòng cháy và chữa cháy – Những kĩ năng cơ bản cần thiết.

Câu 11: Các từ đọc sách, mượn sách, trả sách thuộc nhóm nào dưới đây?

  • Hoạt động của thư viện.
  • Hoạt động của em ở thư viện.
  • Nhận xét của em về sách.
  • Nhận xét của giáo viên thư viện về em

Câu 12: Dưới đây đâu là tên sách giáo khoa?

  • Mỗi lần cầm sách giáo khoa.
  • Thạch Sanh.
  • Sọ dừa.
  • Sách Tiếng Việt 1

Câu 13: Đọc câu văn: "Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng." Phần phụ sau của cụm tính từ trong câu trên biểu thị ý nghĩa gì?

  • Biểu thị sự so sánh.
  • Biểu thị vị trí của sự vật.
  • Biểu thị nguyên nhân của đặc điểm, tính chất được nói tới.
  • Biểu thị phạm vi của sự vật.

Câu 14: Cho đoạn văn sau: “Lúc đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
. Có mấy tính từ trong đoạn trích trên?

  • 4
  • 5
  • 6
  • 7

Câu 15: Các từ trưng bày sách, giới thiệu sách, phân loại sách, cho mượn sách thuộc nhóm nào dưới đây?

  • Hoạt động của em ở thư viện.
  • Nhận xét của em về sách.
  • Hoạt động của thư viện.
  • Nhận xét của giáo viên thư viện về em.

Câu 16: Các sách sau thuộc thể loại nào?
Cánh đồng bất tận, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đất rừng phương Nam

  • Tiểu thuyết.
  • Sách giáo khoa.
  • Sách tham khảo.
  • Sách phổ biến kiến thức.

Câu 17: Từ nào dưới đây có thể là nhận xét của em về sách?

  • Cuốn
  • Mượn sách.
  • Phân loại.
  • Nghiền.

Câu 18: Tìm cụm tính từ được sử dụng trong câu sau: “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm.”

  • Vui vẻ chạy đi
  • Vui lắm
  • Vừa làm vừa hát
  • Không có cụm tính từ

Câu 19: Từ nào dưới đây có thể là hoạt động của em ở thư viện?

  • Bổ ích.
  • Hấp dẫn.
  • Trưng bày sách.
  • Tìm sách.

Câu 20: Các truyện sau thuộc thể loại nào?
Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Sự tích cây vú sữa, Sọ dừa?

  • Truyện ngụ ngôn.
  • Truyện cười.
  • Truyện ngắn.
  • Truyện cổ tích.
Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top