Bài Ôn tập phần 2 Thủ công kĩ thuật
Câu 1: Các dụng cụ trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật là?
- Hộp đựng ốc vít.
- Tua – vít.
- Cờ - lê
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đồ chơi dân gian là gì?
- Đồ chơi được làm thủ công.
- Chất liệu có sẵn trong thiên nhiên và đời sống của con người như tre, nứa, giấy, bột gạo…
- Đồ chơi điện tử.
- Đáp án A, B đúng.
Câu 3: Điểm khác nhau giữa đồ chơi dân gian và đồ chơi hiện đại là gì?
- Mọi người đều có thể làm đồ chơi dân gian.
- Đồ chơi dân gian có thiết kế đơn giản.
- Đồ chơi dân gian được làm thủ công.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Trong số những đáp án dưới đây, đâu là đồ chơi dân gian?
- Đầu sư tử.
- Con cù quay.
- Cờ cá ngựa.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Đồ chơi dân gian nào có thể bay được trên bầu trời?
- Con lân
- Con diều
- Chong chóng
- Mặt nạ giấy bồi
Câu 6: Lắp vít như thế nào?
- Lắp vít vào thanh thẳng thứ nhất, sau đó lắp tiếp vào thanh thẳng thứ hai.
- Lắp đai ốc vào vít.
- Dùng cờ - lê giữ chặt đai ốc, dùng tua – vít vặn vít theo chiều kim đồng hồ, vít sẽ được vặn chặt.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 7: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật có bao nhiêu nhóm chi tiết?
- 6
- 7
- 8
- 9
Câu 8 : Tháo vít như thế nào?
- Đặt cờ - lê vào đai ốc.
- Giữ chặt đai ốc.
- Đặt tua – vít vào vít rồi vặn ngược chiều kim đồng hồ.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Nhóm chi tiết vòng hãm, ốc và vít có mấy loại chi tiết?
- 5
- 6
- 7
- 8
Câu 10: Nhóm chi tiết thanh thẳng gồm bao nhiêu loại?
- 3
- 5
- 7
- 9
Câu 11: Có bao nhiêu loại thanh chữ U?
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 12: Dụng cụ nào dưới đây không thể lắp hoặc tháo mối ghép chi tiết?
- Dây sợi
- Tua – vít
- Cờ - lê
- Đai ốc
Câu 13: Em sử dụng cờ-lê như thế nào?
- Sử dụng cờ-lê để lắp ghép.
- Sử dụng cờ-lê để vặn vít.
- Sử dụng cờ-lê để vặn ốc.
- Sử dụng cờ-lê để giữ ốc.
Câu 14: Quy trình lắp mô hình ô tô tải như thế nào?
- Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin.
- Lắp ca bin.
- Lắp thành sau thùng xe và trục bánh xe.
- Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Em hãy kể tên một số trò chơi dân gian?
- Chi chi chành chành.
- Rồng rắn lên mây.
- Dung dăng dung dẻ.
- Tất cả đáp án trên đều đúng.
Câu 16: Tìm đồ chơi dân gian trong những đáp án dưới đây?
- Tò he.
- Máy bay mô hình.
- Búp bê.
- Đàn piano.
Câu 17: Đâu không phải là đồ chơi dân gian?
- Đèn ông sao.
- Tò he.
- Đàn vi-ô-lông.
- Con cù quay.
Câu 18: Đồ chơi dân gian được làm từ những vật liệu nào?
- Kim loại.
- Vật liệu dễ kiếm, gần gũi.
- Nhựa.
- Gốm, sứ.
Câu 19: Đồ chơi dân gian nào dưới đây được làm từ bột gạo?
- Tò he
- Đầu sư tử
- Chong chóng
- Đèn lồng
Câu 20: Ý kiến nào dưới đây là sai?
- Mọi người đều có thể làm đồ chơi dân gian.
- Chỉ thợ thủ công mới có khả năng làm đồ chơi dân gian.
- Đồ chơi dân gian là thứ đồ chơi quen thuộc của nhiều thế hệ.
- Tất cả đáp án trên đều sai.
Câu 21 : Sắp xếp các bước sử dụng đồ chơi dân gian được mô tả dưới đây theo thứ tự hợp lí?
Vệ sinh và bảo quản đồ chơi.Tìm hiểu đồ chơi và cách chơi.
Sử dụng đồ chơi đã chọn theo hướng dẫn.
Lựa chọn đồ chơi, địa điểm và điều kiện chơi phù hợp.
- 4, 2, 3,1
- 1, 2, 3, 4
- 1, 3, 2, 4
- 4, 3, 2, 1
Câu 22: Diều giấy là gì?
- diều giấy là đồ chơi dân gian được làm từ bột gạo.
- diều giấy là đồ chơi thông minh do các nhà nghiên cứu phát minh.
- diều giấy là đồ chơi có nguồn gốc từ phương Tây.
- diều giấy là đồ chơi dân gian
Câu 23: Vật liệu tạo ra diều giấy là gì?
- Giấy màu thủ công.
- Thanh tre
- Bột gạo.
- Đáp án A, B đúng.
0 Comments:
Đăng nhận xét