tR

 Câu 1: Một số bộ phận bên ngoài của nấm là gì?

  • A. Mũ nấm
  • B. Thân nấm
  • C. Chân nấm
  • D. Cả A, B, C

Câu 2: Tùy theo độ tuổi, trạng thái sinh lí và môi trường sống mà nấm có

  • A. Hình dạng, kích thước, màu sắc cố định.
  • B. Hình dạng, kích thước cố định.
  • C. Kích thước, màu sắc không cố định.
  • D. Hình dạng, kích thước, màu sắc không cố định.

Câu 3: Nấm được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền là

  • A. Nấm đông trùng hạ thảo
  • B. Nấm sò.
  • C. Nấm đùi gà.
  • D. Nấm mỡ.

Câu 4: Nấm rơm có thể sống ở

  • A. Đất ẩm.
  • B. Rơm rạ mục.
  • C. Thức ăn.
  • D. Hoa quả.

Câu 5: Nấm có thể quan sát bằng

  • A. Mắt thường.
  • B. Kính hiển vi.
  • C. Kính cận.
  • D. Cả A và B.

Câu 6: Môi trường sống của nấm là gì?

  • A. Đất ẩm
  • B. Rơm rạ
  • C. Xác thực vật chết
  • D. Cả A, B, C

Câu 7: Nấm cần những điều kiện gì để phát triển?

  • A. Độ ẩm, ánh sáng,
  • B. Các chất hữu cơ có sẵn để làm thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp
  • C. Nhiệt độ thấp, độ ẩm cao
  • D. Các chất hữu cơ, ánh sáng, pH

Câu 8: Môi trường sống của nấm

  • A. Chỉ sống trên đất
  • B. Chỉ sống dưới nước
  • C. Nơi ẩm ướt như đất ẩm, rơm rạ, thức ăn, hoa quả,...
  • D. Chỉ sống dưới nước

Câu 9: Tác dụng của nấm là gì?

  • A. Sử dụng trong công nghệ thực phẩm
  • B. Sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên men
  • C. Dùng để sản xuất chất kháng sinh, hoóc môn trong y học và nhiều loại enzym.
  • D. Cả A, B, C

Câu 10: Một số loài nấm có thể gây ra

  • A. Các chứng bệnh cho con người và động vật
  • B. Bệnh dịch cho cây trồng, mùa màng
  • C. Gây tác động lớn lên an ninh lương thực và kinh tế.
  • D. Cả A, B, C

Câu 11: Vì sao trái cây để lâu ngoài không khí dễ sinh nấm mốc?

  • A. Do trái cây đã có sẵn mầm nấm mốc
  • B. Do người dùng không rửa sạch các loại trái cây
  • C. Do các loại trái cây có đủ độ ẩm và các chất dinh dưỡng
  • D. Do người dùng không đậy kín các loại trái cây

Câu 12: Vì sao sau mưa một thời gian, trong vườn thường mọc lên nhiều nấm?

  • A. Vì khi mưa không khí mát mẻ
  • B. Vì sau khi mưa, môi trưởng ẩm ướt
  • C. Vì nước mưa có nhiều chất dinh dưỡng
  • D. Cả A, B, C

Câu 13: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Nấm có thể phát triển mà không cần chất dinh dưỡng, ánh sáng và nguồn nước
  • B. Nhiều nấm hút chất hữu cơ có trong đất giàu xác thực vật, phân động vật, lá, gỗ mục,
  • C. Một vài nấm có ích: nấm hương, nấm sò, nấm linh chi, …
  • D. Cả B, C đều đúng

Câu 14: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Nấm có nhiều hình dạng khác nhau như hình mũ, hình chóp nón, hình cầu, hình sợi,...
  • B. Màu sắc của nấm rất phong phú như màu nâu, vàng, trắng, đỏ,...
  • C. Một số nấm có kích thước rất nhỏ chỉ quan sát được bằng kính hiển vi như nấm mốc và nấm men
  • D. Cả A, B, C

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Một số nấm có kích thước rất nhỏ chỉ quan sát được bằng kính hiển vi như nấm mốc và nấm men
  • B. Các nấm lớn thường có cấu tạo gồm các bộ phận chính: mũ nấm, thân nấm, chân nấm.
  • C. Nấm chỉ có một hình dạng duy nhất là hình mũ
  • D. Màu sắc của nấm rất phong phú như màu nâu, vàng, trắng, đỏ,...

Câu 16: Nếu nhìn thấy nấm mọc nhiều trong rừng em sẽ

  • A. Hái về ăn.
  • B. Không nên hái về ăn để tránh ngộ độc.
  • C. Nhổ bỏ những cây nấm đi.
  • D. Mang nấm về nhà trồng.

Câu 17: Nấm cần phải quan sát bằng kính hiển vi là

  • A. Nấm mốc, nấm men.
  • B. Nấm hương, nấm rơm.
  • C. Nấm tai mèo, nấm kim châm.
  • D. Nấm linh chi đỏ, nấm men.

Câu 18: Tại sao không nên ăn thức ăn có nấm mốc?

  • A. Thức ăn có nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm.
  • B. Thức ăn có nấm mốc tăng thêm mùi vị của món ăn.
  • C. Thức ăn có nấm mốc mất tăng thêm sự bắt mắt của món ăn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Nấm mốc có thể sống ở

  • A. Đất ẩm.
  • B. Rơm rạ mục.
  • C. Thức ăn.
  • D. Gỗ mục.

Câu 20: Nấm mũ được chia làm bao nhiêu bộ phận

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top