tR

 Câu 1: Nấm được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền là

  • A. Nấm đông trùng hạ thảo
  • B. Nấm sò.
  • C. Nấm đùi gà.
  • D. Nấm mỡ.

Câu 2: Nấm ăn là nguồn thực phẩm

  • A. có lợi cho sức khỏe con người.
  • B. có hại cho sức khỏe con người.
  • C. không có giá trị dinh dưỡng.
  • D. không được dùng phổ biến

Câu 3: Nguyên nhân chính khiến chúng ta không nên dự trữ thức ăn tươi sống trong thời gian dài ở tủ lạnh?

  • A. Vì chúng sẽ bị héo và mất nước.
  • B. Vì ăn chúng không còn ngon nữa.
  • C. Vì màu sắc chúng không đẹp nữa.
  • D. Vì chúng vẫn có thể bị nhiễm nấm mốc.

Câu 4: Khi phát hiện thức ăn bị nhiễm nấm mốc, ta sẽ

  • A. Vứt toàn bộ phần thức ăn đó.
  • B. Cắt bỏ phần đã mọc nấm, phần còn lại có thể sử dụng.
  • C. Nấu lên ăn.
  • D. Vẫn sử dụng như bình thường.

Câu 5: Thực phẩm dễ bị nhiễm nấm mốc nếu

  • A. Chiên nhiều dầu
  • B. Cho quá nhiều muối
  • C. Cho quá nhiều đường
  • D. Bảo quản không đúng cách

Câu 6: Loại nấm nào sau đây là nấm ăn được?

  • A. Nấm rơm.
  • B. Nấm tai mèo.
  • C. Nấm sò.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 7: Nấm mốc có thể sống ở

  • A. Đất ẩm.
  • B. Rơm rạ mục.
  • C. Thức ăn.
  • D. Gỗ mục.

Câu 8: Tại sao không nên ăn thức ăn có nấm mốc?

  • A. Thức ăn có nấm mốc gây ngộ độc thực phẩm.
  • B. Thức ăn có nấm mốc tăng thêm mùi vị của món ăn.
  • C. Thức ăn có nấm mốc mất tăng thêm sự bắt mắt của món ăn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Nấm men được dùng để

  • A. Làm bánh mì.
  • B. Làm bánh bao.
  • C. Lên men rượu.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 10: Sự khác nhau giữa nấm men và nấm ăn là

  • A. Nấm ăn có kích cỡ nhất định còn nấm men thì không.
  • B. Nấm ăn có màu sắc nhất định còn nấm men thì không.
  • C. Hầu hết nấm ăn đều có thể quan sát bằng mắt thường còn nấm men phải quan sát bằng kính hiển vi.
  • D. Nấm ăn có hình dạng cố định còn nấm men thì không.

Câu 11: Nấm men thường sống ở

  • A. Trái cây.
  • B. Dạ dày.
  • C. Da của động vật.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Tại sao trong khi làm bánh mì, người làm bánh phải ủ men?

  • A. Để làm nấm men sinh trường và phát triển
  • B. Để làm nấm men thích nghi với môi trường bên trong bánh
  • C. Để làm nấm men tiếp xúc với không khí
  • D. Để làm nấm men có đủ hơi nước.

Câu 13: Nấm cần phải quan sát bằng kính hiển vi là

  • A. Nấm mốc, nấm men.
  • B. Nấm hương, nấm rơm.
  • C. Nấm tai mèo, nấm kim châm.
  • D. Nấm linh chi đỏ, nấm men.

Câu 14: Nấm hương có hình dạng gì?

  • A. Tròn
  • B. Dẹt
  • C. Vuông
  • D. Tam giác

Câu 15: Màu sắc của nấm hương là gì?

  • A. Nâu
  • B. Vàng
  • C. Đỏ
  • D. Đen

Câu 16: Đâu là thực phẩm có ứng dụng nấm men trong sản xuất?

  • A. Bánh bao
  • B. Rượu cần
  • C. Cơm rượu
  • D. Cả A, B, C

Câu 17: Vì sao trái cây để lâu ngoài không khí dễ sinh nấm mốc?

  • A. Do trái cây đã có sẵn mầm nấm mốc
  • B. Do người dùng không rửa sạch các loại trái cây
  • C. Do các loại trái cây có đủ độ ẩm và các chất dinh dưỡng
  • D. Do người dùng không đậy kín các loại trái cây

Câu 18: Vì sao sau mưa một thời gian, trong vườn thường mọc lên nhiều nấm?

  • A. Vì khi mưa không khí mát mẻ
  • B. Vì sau khi mưa, môi trưởng ẩm ướt
  • C. Vì nước mưa có nhiều chất dinh dưỡng

Câu 19: Trong quá trình sản xuất rượu người ta sử dụng

  • A. Nấm men.
  • B. Nấm mốc.
  • C. Nấm độc.
  • D. Nấm hương.

Câu 20: Nấm mốc gây hậu quả gì cho thực phẩm?

  • A. Làm cho thực phẩm bảo quản được lâu hơn
  • B. Làm cho thực phẩm bị mốc và hỏng
  • C. Làm cho thực phẩm tươi hơn bình thường
  • D. Làm cho thực phẩm có vị ngọt hơn bình thường

0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top