Câu 1: Người ta dựa vào đâu để phân loại thức ăn thành các nhóm?
A. Chất dinh dưỡng
- B. Màu sắc
- C. Mùi vị
- D. Cách chế biến
Câu 2: Có những nhóm chất dinh dưỡng nào trong thức ăn?
A. Cả 3 đáp án dưới đúng
- B. Nhóm nhiều chất bột đường, nhiều chất đạm
- C. Nhóm nhiều chất béo
- D. Nhóm chứa nhiều vitamin, nhóm nhiều chất khoáng
Câu 3: Thịt mỡ là thức ăn thuộc nhóm nào?
- A. Chứa nhiều chất khoáng
- B. Chứa nhiều chất đạm
C. Chứa nhiều chất béo
- D. A và B đúng
Câu 4: Thịt nạc thuộc nhóm thực phẩm nào?
- A. Chứa nhiều chất khoáng
B. Chứa nhiều chất đạm
- C. Chứa nhiều chất bột đường
- D. Chứa nhiều chất béo
Câu 5: Cơm là thực phẩm thuộc nhóm?
- A. Chất đạm
- B. Chất khoáng
- C. Chất béo
D. Chất bột đường
Câu 6: Nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là?
- A. Chất bột đường, chất đạm, chất béo
- B. Chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất khoáng
C. Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng
- D. Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ
Câu 7: Chất khoáng có vai trò
- A. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
B. Cần cho cơ thể hoạt động, phòng tránh bệnh và tham gia vào thành phần cấu tạo cơ thể.
- C. Cấu tạo, xây dựng nên cơ thể và tham gia vào hầu hết các hoạt động sống.
- D. Cần cho các hoạt động sống, giúp cơ thể phòng tránh bệnh.
Câu 8: Chất bột đường có vai trò
A. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
- B. Cần cho cơ thể hoạt động, phòng tránh bệnh và tham gia vào thành phần cấu tạo cơ thể.
- C. Cấu tạo, xây dựng nên cơ thể và tham gia vào hầu hết các hoạt động sống.
- D. Cần cho các hoạt động sống, giúp cơ thể phòng tránh bệnh.
Câu 9: Vai trò của chất dinh dưỡng chính trong quả cam đối với cơ thể là
A. Giúp cơ thể phòng tránh bệnh.
- B. Thành phần cấu tạo cơ thể.
- C. Cung cấp năng lượng.
- D. Hòa tan các vi-ta-min.
Câu 10: Trong các thức ăn dưới đây, nhóm chất nào chưa nhiều chất đạm?
A. Cá, trứng, sữa, thịt, hải sản, đậu nành.
- B. Cơm, bánh mỳ, khoai, sắn.
- C. Bơ, lạc, dầu dừa, cá hồi.
- D. Sữa, hoa quả, rau xanh, cà rốt.
Câu 11: Vai trò của chất dinh dưỡng chính trong cá chép đối với cơ thể là
- A. Giúp cơ thể phòng tránh bệnh.
B. Thành phần cấu tạo cơ thể.
- C. Cung cấp năng lượng.
- D. Hòa tan các vi-ta-min.
Câu 12: Trong các thức ăn dưới đây, nhóm chất nào chưa nhiều chất béo ?
- A. Sữa, rau dền, khoai tây, hàu, trứng.
- B. Cơm, bánh mỳ, khoai, sắn.
C. Bơ, lạc, dầu dừa, cá hồi.
- D. Sữa, hoa quả, rau xanh, cà rốt.
Câu 13: Không bổ sung đủ lượng ............. cần thiết khiến cơ thể dễ còi xương, chậm phát triển
A. Chất đạm
- B. Chất béo
- C. Chất bột đường
- D. Chất khoáng
Câu 14: Trong các thức ăn dưới đây, nhóm chất nào chưa nhiều vi-ta-min ?
- A. Sữa, rau dền, khoai tây, hàu, trứng.
- B. Cơm, bánh mỳ, khoai, sắn.
- C. Bơ, lạc, dầu dừa, cá hồi.
D. Sữa, hoa quả, rau xanh, cà rốt.
Câu 15: Thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng thuộc nhóm
- A. Chất béo
B. Chất bột đường
- C. Chất đạm
- D. Cả A, B, C
Câu 16: Vai trò của chất dinh dưỡng chính trong cơm đối với cơ thể là
- A. Giúp cơ thể phòng tránh bệnh.
- B. Thành phần cấu tạo cơ thể.
C. Cung cấp năng lượng.
- D. Hòa tan các vitamin.
Câu 17: Trong các thức ăn dưới đây, nhóm nào chứa nhiều chất bột đường
- A. Cá, trứng, sữa, thịt, hải sản, đậu nành.
B. Cơm, bánh mỳ, khoai, sắn.
- C. Bơ, lạc, dầu dừa, cá hồi.
- D. Sữa, hoa quả, rau xanh, cà rốt.
Câu 18: Vai trò của chất dinh dưỡng chính trong rau đối với cơ thể là
A. Giúp cơ thể phòng tránh bệnh.
- B. Thành phần cấu tạo cơ thể.
- C. Cung cấp năng lượng.
- D. Hòa tan các vi-ta-min.
Câu 19: Vi-ta-min có vai trò
- A. Tham gia vào thành phần cấu tạo cơ thể, dự trữ và cung cấp năng lượng; giúp hòa tan một số vi-ta-min.
- B. Cần cho cơ thể hoạt động, phòng tránh bệnh và tham gia vào thành phần cấu tạo cơ thể.
- C. Cấu tạo, xây dựng nên cơ thể và tham gia vào hầu hết các hoạt động sống.
D. Cần cho các hoạt động sống, giúp cơ thể phòng tránh bệnh.
Câu 20: Chất bột đạm có vai trò
- A. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
- B. Cần cho cơ thể hoạt động, phòng tránh bệnh và tham gia vào thành phần cấu tạo cơ thể.
C. Cấu tạo, xây dựng nên cơ thể và tham gia vào hầu hết các hoạt động sống.
- D. Cần cho các hoạt động sống, giúp cơ thể phòng tránh bệnh.
0 Comments:
Đăng nhận xét