Câu 1: Nhạc cụ có thể chia thành
- A. Nhạc cụ dây
- B. Nhạc cụ gõ
- C. Nhạc cụ hơi
D. Cả A, B, C
Câu 2: Trong các nhạc cụ sau, nhạc cụ có dây phát ra âm thanh là
A. Đàn ghi-ta.
- B. Trống.
- C. Sáo.
- D. Cả A, B, C.
Câu 3: Nhờ âm thanh, chúng ta có thể
- A. Học tập.
- B. Giao tiếp với nhau.
- C. Giải trí bằng những giai điệu bài hát.
D. Cả A, B, C.
Câu 4: Âm thanh nào sau đây là tiếng ồn?
- A. Tiếng chuông điện thoại.
- B. Tiếng suối chảy róc rách.
C. Tiếng máy khoan.
- D. Tiếng cô giáo giảng bài.
Câu 5: Tiếng ồn là
- A. Những âm thanh gây cảm giác khó chịu cho người nghe.
- B. Những âm thanh phát ra không đúng lúc.
- C. Những âm thanh vượt quá mức chịu đựng của con người.
D. Cả A, B, C.
Câu 6: Đâu không phải lợi ích của âm thanh?
- A. Giao tiếp ngôn ngữ của con người.
- B. Tiếng còi xe.
- C. Thầy cô giảng bài.
D. Tiếng đục khoan từ công trình gần khu dân cư.
Câu 7: Biện pháp nào sau đây giúp giảm tiếng ồn khi tham gia giao thông?
- A. Rú ga xe.
- B. Ấn còi xe liên tục.
C. Trồng nhiều cây xanh.
- D. Lắp một dàn lon, chai kéo sau xe.
Câu 8: Tiếng ồn ảnh hưởng đến
- A. Sức khỏe của con người.
- B. Đời sống của con người.
- C. Chất lượng không khí.
D. Cả A và B.
Câu 9: Đâu không phải biện pháp tránh ô nhiễm tiếng ồn.
- A. Lắp các đồ cách âm cho nhà ở như cửa cách âm, tường cách âm,…
B. Xây dựng nhà máy, công xưởng ở cạnh khu dân cư.
- C. Lắp biển báo đi nhẹ nói khẽ ở thư viện.
- D. Trồng nhiều cây xanh trên đường.
Câu 10: Khi học bài, em cần một nơi yên tĩnh, vì vậy em sẽ chọn nơi học là
- A. Chợ.
B. Thư viện.
- C. Công trường đang thi công.
- D. Trung tâm thương mại.
Câu 11: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào có sự ô nhiễm tiếng ồn?
- A. Làm việc cạnh máy xay xát thóc, gạo, ngô, …
- B. Tiếng còi xe vào giờ cao điểm
- C. Nhà ở cạnh chợ
D. Cả A, B, C
Câu 12: Sáo phát ra âm thanh từ
- A. Lỗ thổi.
- B. Lỗ bấm.
C. Cột khí bên trong ống sáo.
- D. Ống sáo.
Câu 13: Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi
- A. Tiếng ồn xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn.
B. Tiếng ồn kéo dài và lặp đi lặp lại.
- C. Tiếng ồn chỉ xảy ra một lần.
- D. Tiếng ồn xảy ra trong thời gian ngắn nhưng thường lặp lại.
Câu 14: Biện pháp nào sau đây không giúp giảm tiếng ồn?
- A. Lắp cửa kính
B. Khoan tường vào giữa trưa hoặc buổi tối
- C. Dùng thảm lót sàn nhà dày
- D. Dùng trần thạch cao
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tiếng ồn?
- A. Tiếng ồn gây cảm giác khó chịu cho người nghe.
- B. Thường phát ra không đúng lúc.
- C. Tiếng ồn nhiều, kéo dài có thể gây bệnh cho con người
D. Tiếng ồn gây cảm giác khó chịu cho người nghe nhưng con người vẫn chịu dựng được
Câu 16: Ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng của tiếng ồn đối với con người?
A. Gia tăng tuổi thọ.
- B. Tổn thương tai.
- C. Chóng mặt.
- D. Mất ngủ.
Câu 17: Trống phát ra âm thanh từ
A. Mặt trống.
- B. Thân trống.
- C. Dùi trống.
- D. Tay người gõ.
Câu 18: Các loại nhạc cụ (nhạc cụ dây, nhạc cụ gõ, nhạc cụ hơi) được phân loại dựa vào
A. Cách làm nhạc cụ phát ra âm thanh
- B. Nguyên liệu làm nhạc cụ
- C. Nguồn gốc của nhạc cụ
- D. Người tạo ra nhạc cụ
Câu 19: Gần nhà Nam có một xưởng rèn làm việc gần như suốt ngày đêm. Tiếng ồn từ xưởng có thể gây tác hại gì cho những người sống ở đó?
- A. Gây mất ngủ
- B. Ảnh hưởng đến năng suất lao động
- C. Ảnh hưởng đến khả năng trao đổi thông tin của con người
D. Cả A, B, C
Câu 20: Tiếng ồn có thể gây
- A. Mất ngủ, đau đầu, chóng mặt.
- B. Ảnh hưởng tới năng suất, hiệu quả làm việc
- C. Ảnh hưởng đến việc trao đổi thông tin của con người.
D. Cả ba ý trên.
Câu 21: Tại sao khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được?
A. Khi áp tai vào tường ta nghe được tiếng cười nói phòng bên vì khi đó âm truyền trực tiếp qua chất rắn là bức tường đến tai ta. Khi để tai tự do trong không khí thì tường lại đóng vai trò là vật cách âm nên ta khó nghe, hoặc không nghe được âm thanh ở phòng bên cạnh
- B. Khi áp tai vào tường ta nghe được tiếng cười nói phòng bên vì khi đó âm truyền trực tiếp qua chất khí đến tai ta. Khi để tai tự do trong không khí, tường đóng vai trò là vật cách âm nên ta khó nghe, hoặc không nghe được âm thanh ở phòng bên cạnh
- C. Khi áp tai vào tường ta nghe được tiếng cười nói phòng bên vì khi đó âm truyền trực tiếp qua gỗ đến tai ta. Khi để tai tự do trong không khí, tai cách xa nguồn âm hơn nên ta khó nghe, hoặc không nghe được âm thanh ở phòng bên cạnh
- D. Khi áp tai vào tường ta nghe được tiếng cười nói phòng bên vì khi đó âm truyền trực tiếp qua chất lỏng đến tai ta. Khi để tai tự do trong không khí, tai gần nguồn âm nên ta nghe thấy âm thanh nhỏ hơn
Câu 22: Nhà Phong nằm trên đoạn đường thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Vì vậy, ngày nào Phong cũng phải nghe tiếng còi xe rất khó chịu. Phong có thể làm cách nào sau đây để giảm thiểu tình trạng trên?
A. Xây tường cách âm
- B. Mở cửa để trao đổi không khí, giảm tiếng ồn
- C. Hát karaoke để không phải nghe tiếng còi xe nữa
- D. Không cho các phương tiện giao thông đi qua
Câu 23: Những người khiếm thính gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Để vượt qua khó khăn đó, họ có thể
- A. Học khẩu hình miệng
- B. Học ngôn ngữ kí hiệu
- C. Cố gắng nghe người khác nói gì
D. Cả A và B
Câu 24: Máy trợ thính là
- A. Một thiết bị hỗ trợ những người bị khiếm thị nghe được âm thanh.
B. Một thiết bị hỗ trợ những người bị thính thị nghe được âm thanh.
- C. Một thiết bị hỗ trợ những người bị khuyết tật ngôn ngữ nghe được âm thanh.
- D. Một thiết bị hỗ trợ những người bị khuyết tật trí tuệ nghe được âm thanh.
Câu 25: Cho các phát biểu sau
(1) Các quy định không gây tiếng ồn nơi công cộng chỉ áp dụng đối với các phương tiện, máy móc gây tiếng ồn lớn (như xe ô tô,…)
(2) Sử dụng các vật ngăn cách có thể làm giảm tiếng ồn
(3) Tiếng ồn chỉ làm ta mất tập trung vào công việc chứ không làm ảnh hưởng tới sức khỏe
(4) Khi ở trong nhà mình thì có thể thoải mái hò hét, mở nhạc to
(5) Xây dựng các nhà máy mới ở nơi xa các khu nhà ở có thể hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn
Số phát biểu không đúng là
- A. 1
- B. 2
C. 3
- D. 4
0 Comments:
Đăng nhận xét