Chương 2: Bốn phép tính với các số tự nhiên. Hình học
* Chia một số cho một tích
Câu1: Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia. Đúng hay sai?
- ĐÚNG
- SAI
Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số,
rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
Vậy khẳng định đã cho là đúng.
Câu 2: Hồng viết lên bảng như sau: 180 : (9 × 4) = 180 : 9 : 4 = 180 : 4 : 9 Theo em bạn Hồng viết đúng hay sai?
- ĐÚNG
- SAI
Ta thấy biểu thức 180:(9×4) có dạng một số chia cho một tích.
Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số,
rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
Do đó ta có: 180:(9×4)=180:9:4=180:4:9
Vậy bạn Hồng viết đúng.
Câu 3: Cho biểu thức: 224 ∶ (8 × 7) = 224 ...7∶ 8 Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm trên là:
- +
- :
- x
- -
Ta thấy biểu thức 224:(8×7) có dạng một số chia cho một tích.
Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số,
rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
Do đó ta có: 224:(8×7)=224:8:7=224:7:8
Vậy dấu thích hợp điền vào ô trống trên là dấu chia (dấu :).
Câu 4: Điền số thích hợp vào ô trống: 372 ∶ (6 × 4) = 372 ∶ 6 ∶ ...?
- 14
- 4
- 24
- 40
Ta thấy biểu thức 372:(6×4) có dạng một số chia cho một tích.
Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số,
rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
Do đó ta có: 372:(6×4)=372:6:4=372:4:6
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống trên là 4.
Câu 5: Viết phép tính 200 ∶ 40 dưới dạng chia một số cho một tích.
- 200∶(10×4)
- 200∶(50-10)
- 200∶(20+20)
- 200∶(400∶10)
- Biểu thức 200:(50−10) có dạng một số chia cho một hiệu.
- Biểu thức 200:(20+20) có dạng một số chia cho một tổng.
- Biểu thức 200:(10×4) có dạng một số chia cho một tích.
- Biểu thức 200:(400:10) có dạng một số chia cho một thương.
Câu 6: Hãy so sánh 2 biểu thức M và N, biết:
M = 336699 ∶ (9 × 3);
N = 336699 ∶ 9 + 3
- M < N.
- M = N.
- M > N.
- Cả 3 đều sai
Ta có:
M=33669:(9×3)=33669:9:3=3741:3=1247
N=33669:9+3=3741+3=3744.
Mà 1247 < 3744
Do đó: 336699:(9×3) < 336699:9+3.
Hay M < N.
Câu 7: Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm: 180 ∶ (5 × 3)...180 ∶ 3 ∶ 5
- <
- >
- =
Ta thấy biểu thức 180:(5×3) có dạng một số chia cho một tích.
Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số,
rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
Do đó ta có: 180:(5×3)=180:5:3=180:3:5.
Vậy ta chọn dấu bằng (dấu =).
Câu 8: Điền số thích hợp vào ô trống: 360 ∶ (6 × 5) = ...?
- 14
- 12
- 16
- 18
Ta có:
360:(6×5)=360:6:5=60:5=12
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 12.
Câu 9: Điền số thích hợp vào ô trống: 4905 ∶ 45 = 4905 ∶ 5 ∶ Bài tập Chia một số cho một tích Toán lớp 4 có lời giải
- 19
- 90
- 80
- 9
Ta thấy: 45=9×5
Do đó ta có: 4905:45=4905:(9×5)=4905:9:5=4905:5:9
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 9.
Câu 10: Có 2 bạn học sinh, mỗi bạn mua 4 cái bút chì cùng loại và phải trả tất cả 28000 đồng.Tính giá tiền mỗi cái bút.
- 4500 đồng.
- 2500 đồng.
- 1500 đồng.
- 3500 đồng.
Hai bạn mua tất cả số cái bút là:
4×2=8 (cái bút)
Giá tiền của một cái bút là:
28000:8=3500 (đồng)
Đáp số: 3500 đồng.
0 Comments:
Đăng nhận xét