Chương 2: Bốn phép tính với các số tự nhiên. Hình học
* Chia một tích cho một số ..
Câu 1: Hãy so sánh 2 biểu thức P và Q, biết:
P = (98 × 45) ∶ 9;
Q = (56 × 74) ∶ 7
- P > Q
- P = Q
- P < Q
Ta có:
P=(98×45):9=98×(45:9)=98×5=490
Q=(56×74):7=(56:7)×74=8×74=592
Mà 490 < 592.
Do đó: (98×45):9 < (56×74):7
Hay P < Q
Câu 2: Một cửa hàng có 15 tấm vải, mỗi tấm vải dài 32m. Cửa hàng đã bán được $\frac{1}{4}$ số vải đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải?
- 360m
- 240m
- 360m
- 120m
Lúc đầu cửa hàng có số mét vải là:
32×15=480(m)
Cửa hàng đã bán được số mét vải là:
480:4=120(m)
Cửa hàng còn lại số mét vải là:
480−120=360(m)
Đáp số: 360m.
Chú ýv
Học sinh có thể làm sai khi xác định số mét vải còn lại chính bằng số mét vải đã bán và bằng $\frac{1}{4}$của 480m,
từ đó chọn đáp án sai là D.
Câu 3: Điền số thích hợp vào ô trống: (9234 × 1357) ∶ ... = 9 × 1357
- 1062
- 1026
- 1602
- 1206
Gọi số cần điền là a.
Theo đề bài ta có:
(9234×1357):a=9×1357
Lại có: (9234×1357):a=(9234:a)×1357
Do đó ta có: (9234:a)×1357=9×1357
Suy ra:
9234:a=9
a=9234:9
a=1026
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 1026.
Câu 4: Biểu thức nào dưới đây có dạng một tích chia cho một số:
- (45 + 15) ∶ 5
- (45 - 15) ∶ 5
- (45 × 15) ∶ 5
- (45 ∶ 15) ∶ 5
(45+15):5 có dạng một tổng chia cho một số.
(45−15):5 có dạng một hiệu chia cho một số.
(45×15):5 có dạng một tích chia cho một số.
(45:15)×5 có dạng một thương chia cho một số.
Vậy biểu thức có dạng một tích chia cho một số là (45×15):5.
Câu 5: Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết), rồi nhân kết quả với thừa số kia. Đúng hay sai?
- ĐÚNG
- SAI
Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết),
rồi nhân kết quả với thừa số kia.
Vậy khẳng định đã cho là đúng.
Câu 6: (18 × 21) ∶ 3 = ....
Biểu thức thích hợp điền vào chỗ chấm là:
- (18∶3)×21
- 18×(21∶3)
- Cả A và B đều sai
- Cả A và B đều đúng
Ta thấy biểu thức (18×21):3 có dạng cho một tích chia cho một số.
Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết),
rồi nhân kết quả với thừa số kia.
Mà 18 và 21 đều chia hết cho 3.
Do đó ta có: (18×21):3=(18:3)×21=18×(21:3)
Vậy cả hai đáp án A, B đều đúng.
Câu 7: Cho biểu thức: (35 × 8) ∶ 7 = (35 ∶ 7) ... 8 Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là
- +
- :
- -
- x
Ta thấy biểu thức (35×8):7 có dạng một tích chia cho một số.
Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết),
rồi nhân kết quả với thừa số kia.
Mà 35 chia hết cho 7.
Do đó ta có: (35×8):7=(35:7)×8.
Vậy dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là dấu nhân (dấu ×).
Câu 8: Điền số thích hợp vào ô trống: (56 × 3) : 8 = ( ...) × 3
- 65
- 55
- 66
- 56
Ta thấy biểu thức (56×3):8 có dạng một tích chia cho một số.
Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết),
rồi nhân kết quả với thừa số kia.
Mà 56 chia hết cho 8.
Do đó ta có: (56×3):8=(56:8)×3
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống trên là 56.
Câu 9: Điền số thích hợp vào ô trống:
(24 × 54) ∶ 6 = ( : 6) × 54 = 24 × ( : )
- lần lượt từ trái sang phải là 26;54;6
- lần lượt từ trái sang phải là 24;54;6
- lần lượt từ trái sang phải là 24;54;4
- lần lượt từ trái sang phải là 24;56;6
Ta thấy biểu thức (24×54):6 có dạng một tích chia cho một số.
Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết),
rồi nhân kết quả với thừa số kia.
Mà 24 và 56 chia hết cho 6.
Do đó ta có: (24×54):6=(24:6)×54=24×(54:6)
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống lần lượt từ trái sang phải là 24;54;6
Câu 10: Điền số thích hợp vào ô trống: (40 × 7) ∶ 4 = ...
- 50
- 80
- 60
- 70
Ta có:
(40×7):4=(40:4)×7=10×7=70
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 70.
Câu 11: Tích của 45 và 54 chia cho 5 được kết quả là:
- 466
- 488
- 468
- 486
Tích của 45 và 54 là 45×54.
Theo đề bài ta có biểu thức: (45×54):5.
Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết),
rồi nhân kết quả với thừa số kia.
Do đó ta có: (45×54):5=(45:5)×54=9×54=486.
Vậy tích của 45 và 54 chia cho 5 được kết quả là 486.
Câu 12: Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm: (68 × 40) ∶ 8 ...345
- <
- >
- =
Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó
(nếu chia hết), rồi nhân kết quả với thừa số kia.
Do đó ta có: (68×40):8=68×(40:8)=68×5=340
Mà: 340 < 345.
Vậy: (68×40):8 < 345.
Câu 13: Điền số thích hợp vào chỗ trống: Nếu A = (28 × 45) thì A ∶ 7 = ...
- 180
- 160
- 280
- 18
Nếu A=(28×45) thì A:7=(28×45):7=(28:7)×45=4×45=180.
Vậy với A=(28×45) thì biểu thức A:7 có giá trị là 180.
Đáp án đúng điền vào ô trống là 180.
Câu 14: Điền số thích hợp vào ô trống:
Khánh có 5 hộp bút màu, mỗi hộp có 9 bút màu. Khánh cho em Bài tập Chia một tích cho một số Toán lớp 4 có lời giải số bút màu đó.
Vậy khánh đã cho em ...?
- 15
- 16
- 17
- 18
Khánh có số bút màu là:
9×5=45 (bút màu)
Khánh cho em số bút màu là:
45:3=15 (bút màu)
Đáp số: 15 bút màu.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 15.
Câu 15: Kết quả của phép chia 35000 : 70 là:
- 50
- 5000
- 500
- 5
Ta đặt tính và thực hiện tính như sau:
Do đó: 35000:70=3500:7=500.
Vậy kết quả của phép chia 35000:70 là 500.
Câu 16: (18 × 21) ∶ 3 = ....
Biểu thức thích hợp điền vào chỗ chấm là:
- (18∶3)×21
- 18×(21∶3)
- Cả A và B đều sai
- Cả A và B đều đúng
Ta thấy biểu thức (18×21):3 có dạng cho một tích chia cho một số.
Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết),
rồi nhân kết quả với thừa số kia.
Mà 18 và 21 đều chia hết cho 3.
Do đó ta có: (18×21):3=(18:3)×21=18×(21:3)
Vậy cả hai đáp án A, B đều đúng.
Câu 17: Cho biểu thức: (35 × 8) ∶ 7 = (35 ∶ 7) ... 8 Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là
- +
- :
- -
- x
Ta thấy biểu thức (35×8):7 có dạng một tích chia cho một số.
Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết),
rồi nhân kết quả với thừa số kia.
Mà 35 chia hết cho 7.
Do đó ta có: (35×8):7=(35:7)×8.
Vậy dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là dấu nhân (dấu ×).
0 Comments:
Đăng nhận xét