tR

Lý thuyết Tiếng Việt 7

Chương 3: Dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3 - Giới thiệu Hình bình hành
* Hình bình hành - Diện tích hình bình hành

Câu1: Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?

  • A và B

Quan sát các hình đã cho ta thấy hình thứ nhất và hình thứ hai từ trên xuống có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau nên các hình đó là hình bình hành.

Câu 2: Một hình bình hành có độ dài đáy là a, chiều cao là h. Khi đó công thức tính diện tích hình bình hành đó là:

  • S = (a+h)×2
  • S = a×h∶2
  • S = a+h
  • S = a×h

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo). Do đó, bình hành có độ dài đáy là a, chiều cao là h thì diện tích hình bình hành đó được tính theo công thức:
S=a×h.

Câu 3: Diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 14cm và chiều cao là 8cm là:

  • $22cm^2$
  • $112cm^2$
  • $44cm^2$
  • $56cm^2$

Diện tích hình bình hành đó là:
14×8=112(cm2)
Đáp số: 112cm2.

Câu 4: Cho hình bình hành như hình vẽ:

Diện tích đã cho là?

  • 400$dm^2$
  • 450$dm^2$
  • 550$dm^2$
  • 650$dm^2$

Diện tích hình bình hành đó là:
25×18=450($dm^2$)
Đáp số: 450$dm^2$.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 450$dm^2$.

Câu 5: Hình bình hành có độ dài đáy là 42dm và chiều cao là 3dm có diện tích là ...dm2?

  • 1260 $dm^2$
  • 1060 $dm^2$
  • 1660 $dm^2$
  • 1200 $dm^2$

Đổi 3m=30dm
Diện tích hình bình hành đó là:
42×30=1260($dm^2$)
Đáp số: 1260$dm^2$.
Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 1260 $dm^2$.

Câu 6: Độ dài đáy của hình bình hành có chiều cao 24cm và diện tích là 432$cm^2$ là:

  • 18cm
  • 16cm
  • 17cm
  • 19cm

Độ dài đáy của hình bình hành đó là:
432:24=18(cm)
Đáp số: 18cm.

Câu 7: Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b.

Bài tập Hình bình hành - Diện tích hình bình hành Toán lớp 4 có lời giải

Công thức tính chu vi P của hình bình hành là:
P = (a + b)×2 (a và b cùng một đơn vị đo)
Áp dụng công thức trên để tính chu vi hình bình hành biết a = 48cm và b = 34cm.

  • 14cm
  • 82cm
  • 1632cm
  • 164cm

Nếu a=48cm và b=34cm thì P=(a+b)×2=(48+34)×2=164(cm) Vậy chu vi hình bình hành đó là 164cm

Câu 8: Một khu rừng dạng hình bình hành có chiều cao là 678m, độ dài đáy gấp đôi chiều cao. Diện tích khu rừng đó là:

  • 939368$m^2$
  • 919368$m^2$
  • 999368$m^2$
  • 929368$m^2$

Độ dài đáy của khu rừng đó là:
678×2=1356(m)
Diện tích của khu rừng đó là:
678×1356=919368($m^2$)
Đáp số: 919368$m^2$.

Câu 9: Một hình bình hành có chiều cao là 27cm, độ dài đáy gấp 3 lần chiều cao. Vậy diện tích hình bình hành đó là ... $cm^2$?

  • 287$cm^2$
  • 2287$cm^2$
  • 217$cm^2$
  • 2187$cm^2$

Chiều cao của hình bình hành là:
27×3=81(cm)
Diện tích của hình bình hành là:
27×81=2187($cm^2$)
Đáp số: 2187$cm^2$. Vậy đáp án đúng là 2187$cm^2$.

Câu 10: Một hình bình hành có diện tích là 1855cm2 và độ dài cạnh đáy là 53dm. Vậy chiều cao của hình bình hành đó là ... dm?

  • 53dm
  • 32dm
  • 33dm
  • 35dm

Chiều cao của hình bình hành đó là:
1855:53=35(dm)
Đáp số: 35dm.
Vậy đáp án đúng là 35dm.

Câu 11: Một hình bình hành có diện tích là $8dm^2$ và độ dài cạnh đáy là 32cm. Vậy chiều cao tương ứng với cạnh đáy đó là ... cm?

  • 45cm
  • 15cm
  • 35cm
  • 25cm

Đổi 8$dm^2$=800$cm^2$
Chiều cao của hình bình hành đó là:
800:32=25(cm)
Đáp số: 25cm.
Vậy đáp án đúng là 25cm.
Chú ý
Đơn vị đo của diện tích phải tương ứng với đơn vị đo của độ dài đáy và chiều cao. Độ dài cạnh đáy và chiều cao có đơn vị đo là cm thì đơn vị đo của diện tích phải $cm^2$. Vì thế để giải được bài toán này ta cần đổi diện tích sang đơn vị đo là $cm^2$ rồi mới thay số vào công thức để tính chiều cao.

Câu 12: Một mảnh vườn dạng hình bình hành có tổng độ dài của chiều cao và độ dài đáy là 233m, chiều cao kém độ dài đáy 17m. Người ta trồng ngô trên mảnh vườn đó, tính ra cứ 100$m^2$ thì thu được 60kg ngô. Hỏi đã thu hoạch được bao nhiêu tạ ngô trên mảnh vườn đó?

  • 18 tạ
  • 81 tạ
  • 181 tạ
  • 80 tạ

Ta có sơ đồ:
Độ dài đáy của mảnh vườn đó là:
(233+17):2=125(m)
Chiều cao của mảnh vườn đó là:
125−17=108(m)
Diện tích mảnh vườn đó là:
125×108=13500($cm^2$)
13500$cm^2$ gấp 100$cm^2$ số lần là:
13500:100=135 (lần)
Trên cả mảnh vườn đó người ta thu hoạch được số ki-lô-gam ngô là:
60×135=8100(kg)
8100kg=81 tạ
Đáp số: 81 tạ

Câu 13: Biết hình bình hành ABCD có AB = 35cm và BC = 30cm, đường cao AH = 42cm.



Vậy độ dài đường cao AK tương ứng với cạnh BC là ... cm?

  • 94cm
  • 29cm
  • 39cm
  • 49cm

Vì ABCD là hình bình hành nên AB=CD=35cm.
Diện tích hình bình hành đó là:
35×42=1470($cm^2$)
Độ dài đường cao AK là:v 1470:30=49(cm)
Đáp số: 49cm.
Vậy đáp án đúnglà 49.

Câu 14: Một mảnh vườn hình bình hành có độ dài đáy 145m, chiều cao kém độ dài đáy 29m. Người ta dự định dùng 1/4 diện tích đất để trồng xoài, diện tích còn lại dùng để trồng cam. Vậy diện tích đất trồng cam là .... $m^2$

  • 1615$m^2$
  • 1265$m^2$
  • 12645$m^2$
  • 12615$m^2$

Chiều cao của mảnh vườn đó là:
145−29=116(m)
Diện tích mảnh vườn đó là:
145×116=16820($m^2$)
Diện tích đất để trồng xoài là:
16820:4=4205($m^2$)
Diện tích đất để trồng cam là:
16820−4205=12615($m^2$) Đáp số: 12615$m^2$.
Vậy đáp án đúng là 12615$m^2$.

Hãy trả lời các câu hỏi để biết kết quả của bạn


0 Comments:

Đăng nhận xét

 
Top